Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đổi thẻ căn cước gắn chip, giao dịch ngân hàng, nhà đất có đồng bộ được ngay?

Phóng viên - 12/04/2021 | 5:53 (GTM + 7)

Vẫn còn nhiều lo ngại về những khó khăn, bất tiện khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến căn cước công dân có gắn chip cũng như sự đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân khi sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, Nhà đất nếu các cơ quan, tổ chức đó sử dụng ứng dụng QR code (Ảnh: Vnexpress)
Người dân khi sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, Nhà đất nếu các cơ quan, tổ chức đó sử dụng ứng dụng QR code (Ảnh: Vnexpress)

Chị Nguyễn Thị Lan, trú tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội gặp khá nhiều thuận lợi khi thực hiện việc chuyển đổi chứng minh thư 9 số sang thẻ căn cước công dân mới từ hồi giữa tháng 3. Theo đó, gia đình chị 3 người chỉ mất khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ để hoàn thành công việc này:

"Bắt đầu từ 3 giờ nhà tôi đến khoảng 5h cả 3 người nhà tôi đều xong hết. Tôi thấy phường Nghĩa Tân làm rất khoa học, không mời đông, chỉ mời đủ số lượng người làm, không phải chờ đợi lâu, không mất nhiều thời gian".

Ngay sau đó, tại nhiều phường, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tổ chức thực hiện việc chuyển đổi Thẻ căn cước công dân gắn chíp cho người dân. Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng quá tải, đông đúc xảy ra tại một số địa điểm:

"Tôi đưa cháu đến từ 7h tối và đến 1 giờ sáng mới xong . Ở đây có rất nhiều người than phiền vì chờ đợi quá lâu. Các khâu đều là khâu bắt buộc và không có điều gì đáng nói cả, mà do lượng người đến quá đông và cán bộ làm việc ở đó thực sự rất vất vả, liên tục đấy và người ta không thể làm kịp được".

"Tôi thấy thời gian chờ đợi hơi lâu. Nếu mà quy trình có thể làm liền một mạch. Nếu mà 1 người có thể gọi lên từ đầu đến cuối là khai báo, sau đó nhận dạng, chụp ảnh và lăn vân tay liên tục, nó sẽ đỡ hơn là chia nhỏ các khâu ra làm 4-5 lần. Sau mỗi một bước phải chờ đợi 40-50 phút, thậm chí chờ đến hơn 1 tiếng".

TS Nguyễn Thái Hà – Trưởng khoa Luật, Học viện Ngân hàng cho biết, hiện nay đang tồn tại 3 mẫu giấy liên quan đến việc xác định nhân thân của cá nhân, bao gồm chứng minh thư 9 số, 12 số và Căn cước công dân. Trong hầu hết các giao dịch của người dân về cơ bản đều gắn với những giấy tờ liên quan đến nhân thân.

Việc yêu cầu người dân chuyển đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip trước mắt, có thể gây ra một số bất tiện, rắc rối cho người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan nếu như người dân không được hướng dẫn đầy đủ về các thủ tục, quy định pháp luật liên quan:

"Khi mà có sự thay đổi về cái này, chắc chắn người dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện trong các giao dịch của mình. VD 1 người dân gửi một ít tiền trong ngân hàng với sổ tiết kiệm với giấy tờ cũ. Chắc chắn ngân hàng không cho người đó rút tiến bởi lẽ giấy tờ không có sự trùng khớp. Với chức năng là một tổ chức tín dụng, ngân hàng đó không thể xác định tính chính xác của giấy tờ".

Ông Nguyễn Thế Điệp- Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Hà Nội cho rằng, phương án thay đổi sang căn cước công dân có gắn chip là một xu hướng tất yếu của quá trình chuyển đổi số trong các giao dịch, giúp giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết cho người dân và doanh nghiệp. Mặc dù, việc chuyển đổi này cũng phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bất động sản: 

"Đây là chủ trương của nhà. Các doanh nghiệp có lẽ đều đồng tình với việc thay đổi, nguyên tắc có thể sửa theo cái căn cước công dân mới cũng rất bình thường, thay đổi thì hợp đồng, tuy có thể bị mất thời gian và tốn kém một chút nhưng không đáng kể cho mình mua bán".

Trả lời PV Kênh VOVGT, Đại tá Phạm Công Nguyên- Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan này đã thực hiện chuyển đổi được 38% khối lượng công  việc đã đặt ra, tương đương với khoảng 19 triệu thẻ và dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu thu đổi được 50 triệu thẻ căn cước công dân trước ngày 1/7. 

Theo ông Nguyên, thẻ căn cước công dân có gắn chip có chứa 14 trường thông tin cá nhân và có thông tin mở rộng ứng dụng cho các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Bởi vậy, người dân khi sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, Nhà đất nếu các cơ quan, tổ chức đó sử dụng ứng dụng QR code:

"Khi người dân mà thực hiện các giao dịch có cần đến cái căn cước công dân gắn chip thì trong đó đã có những thông tin liên quan về chứng minh nhân dân 9 số trước đó đã được cấp hoặc là căn cước công dân 12 số trước đó đã được cấp. Những thông tin này đã được mã hóa trong QR Code và được Bộ Công an xác thực công dân. Các cơ quan, tổ chức có thể quét mã QR Code có thể biết được thì dữ liệu và chứng minh nhân dân trước đó hoặc là căn cước công dân trước đó".

Ông Nguyên cho biết thêm, trong trường hợp mà các cơ quan, tổ chức giao dịch với công dân yêu cầu  xác nhận thì cơ quan công an vẫn cấp giấy xác nhận số công dân để thực hiện các giao dịch, trong đó nó đã hàm chứa các thông tin trong cái mã QR Code.

Để khắc phục tình trạng quá tải tại các điểm thu đổi căn cước công dân, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã nhanh chóng bổ sung thêm máy lăn vân tay và yêu cầu các địa phương lên kế hoạch, tính toán khung giờ phù hợp cho một số lượng người dân nhất định và năng lực đáp ứng của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, tổ chức thêm các trạm di động phục vụ cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại, tình trạng quá tải không còn xảy ra.

Để nâng cao hiệu quả của dự án này, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm có sự đồng bộ dữ liệu dân cư với các cơ quan, đơn vị liên quan, đồng thời các cơ quan, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng đầu tư hạ tầng công nghệ để thích ứng với sự thay đổi này.

Bên cạnh đó, các  cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến thẻ căn cước công dân có gắn chip.

Việc cấp thẻ CCCD gắn chip là chủ trương đúng đắn và cấp thiết, song để việc thực hiện được hiệu quả, rất cần sự mạnh dạn trong việc ứng dụng những công nghệ mới, sáng tạo để chủ trương lớn được thực hiện một cách hiệu quả (Ảnh: Vnexpress)

Với sự hưởng ứng của đông đảo người dân tham gia việc chuyển đổi thẻ căn cước công dân gắn chip thời gian qua cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu chuyển đổi sang Chính phủ điện tử.

Tuy nhiên, công tác này sẽ có thể đạt được hiệu quả cao hơn nữa nếu các địa phương mạnh dạn áp dụng những cách làm hay, những công nghệ mới.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài Bình luận có nhan đề: Chủ trương đúng cũng cần cách làm phù hợp

Ít có chủ trương nào được người dân đồng thuận và thực hiện một cách rốt ráo như việc làm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Như khẳng định của Bộ Công an, ngoài việc thu thập, lưu trữ được nhiều trường thông tin cá nhân, thẻ có thể tích hợp thêm các thông tin của các bộ, ngành khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe…

Lợi ích và hiệu quả của việc làm thẻ CCCD là rất rõ ràng khi công dân được đảm bảo quyền lợi về CCCD, được phục vụ giao dịch cá nhân nhanh chóng, thuận tiện. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước sẽ có điều kiện kết nối, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý của mình nhanh chóng, chính xác; minh bạch hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công.

Hơn thế việc cấp thẻ với nhiều tính năng ưu việt này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hướng tới việc xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước. 

Thực tế, thẻ CCCD gắn chíp cũng là xu thế nhiều nước trên thế giới áp dụng với khoảng hơn 70 nước.

Để thực hiện mục tiêu này, từ đầu năm 2021, Bộ Công an đã rất quyết tâm thực hiện, chỉ đạo rốt ráo công an các địa phương thực hiện. Hình ảnh công an các địa phương đến từng khu phố, khu dân cư, thậm chí đến tận nhà làm CCCD cho các cụ già, gia đình chính sách cho thấy nỗ lực của lực lượng công an địa phương trong việc thực hiện chủ trương này.

Song, cũng vì mục tiêu cấp bách (hoàn thành việc cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trước ngày 1/7/2021), nên tình trạng chen chúc, chờ đợi để làm thẻ CCCD diễn ra phổ biến. Không ít trường hợp phải chờ vài tiếng đồng hộ, thậm chi cả đêm để được cấp thẻ CCCD.

Trong khi tình trạng này hoàn toàn có thể được hạn chế, giảm áp lực cho cả lực lượng thực thi và người dân nếu ngay từ đầu, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng đối tượng được thực hiện, tránh để người dân phải đợi lâu, nhất là trong giai đoạn có dịch bệnh.

Ngoài ra, việc phân loại những đối tượng không bắt buộc phải đi đổi sang CCCD gắn chip (những người có CMND 9 số và 12 số, Căn cước công dân mã vạch bị hỏng, rách, hết hạn sử dụng, hoặc bị mất mới cần đi đổi) cần được rà soát để hạn chế tình trạng quá tải tại các địa điểm cấp CCCD cũng cần được thực hiện.

Đặc biệt, tình trạng quá tải tại các địa điểm cấp thẻ CCCD sẽ giảm đáng kể nếu việc ứng dụng công nghệ để người dân đăng ký cấp thẻ qua mạng được thực hiện. Thực tế quá trình triển khai, một số địa phương như TP. HCM, Hải Dương, Đắc Lắc đã mạnh dạn cho phép nhân dân thực hiện kê khai, đặt lịch nộp hồ sơ ngay tại nhà qua tài khoản Zalo, qua mạng internet.

Sau khi kê khai hồ sơ trực tuyến, người dân có thể đặt lịch đến cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí, tránh mất thời gian chờ đợi. Những thắc mắc về thủ tục cấp CCCD cũng được giải đáp tự động qua mạng, tránh áp lực cho cán bộ làm việc trực tiếp. Khá nhiều dịch vụ công cũng đã thực hiện thành công theo hình thức này.

Việc cấp thẻ CCCD gắn chip là chủ trương đúng đắn và cấp thiết. Song để việc thực hiện được nhanh chóng, hiệu quả, giảm áp lực cho cả người dân và cán bộ thực thi, rất cần sự mạnh dạn trong việc ứng dụng những công nghệ mới, những cách làm hay, sáng tạo để chủ trương lớn được thực hiện một cách hiệu quả./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận điều trị 19 em học sinh Trường THCS Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) với các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, khó thở. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này xuất phát từ việc học sinh sử dụng đồ chơi bóng nổ có tên là Bom Hôi.

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá. Lực bán chiếm ưu thế trên nhóm nông sản và năng lượng.

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Theo ghi nhận từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm 2024. Không chỉ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng và mua nhà cũng tăng cao, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.

// //