Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

“Đói” nguyên liệu tại các doanh nghiệp, cần sớm có lời giải

Trọng Nghĩa - Minh Thùy - 03/08/2022 | 22:27 (GTM + 7)

Mặc dù đơn hàng xuất khẩu kín đến quý IV/2022, thậm chí kín cả năm, nhưng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang rất lo lắng về nguy cơ có thể thiếu nguyên liệu sản xuất vì nguồn cung bị gián đoạn, đặc biệt là các doanh nghiệp điện tử, gỗ, dệt may, da giày...

 

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang rất lo lắng về nguy cơ có thể thiếu nguyên liệu sản xuất vì nguồn cung bị gián đoạn. Ảnh: Báo Tuyên Quang

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang rất lo lắng về nguy cơ có thể thiếu nguyên liệu sản xuất vì nguồn cung bị gián đoạn. Ảnh: Báo Tuyên Quang

Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường có vai trò quan trọng đối với cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam; trong đó, Trung Quốc cung cấp phần lớn các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, nhất là với nhóm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, vải và hóa chất.

Đặc biệt, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may và da giày nhập vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỉ trọng khoảng 50-52%. Trong khi đó, hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chiến lược "Zero COVID", nguồn hàng xuất đi rất hạn chế, nhiều nhà máy tại Trung Quốc cũng tạm phải dừng sản xuất để chống dịch. Kèm theo đó là căng thẳng giữa Nga và Ukraina thời gian qua cũng đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Chung – Tổng giám đốc công ty CP Tập đoàn Gia Định, TpHCM cho biết, có những đơn hàng phải chờ đến 3 tháng nguyên vật liệu mới về tới nơi sản xuất: "Có những đơn hàng chúng tôi đặt rồi nhưng phải chờ từ 2 đến 3 tháng thì mới có nguyên vật liệu về tới Việt Nam trước đây kể từ ngày đặt nguyên vật liệu đến khi về tới Việt Nam chỉ là khoảng 1 tháng thì hiện nay phải từ 2 đến 3 tháng vì vậy nhiều đơn hàng chúng tôi phải hủy bỏ hoặc là phải xin khách hàng giãn đơn hàng".

Ông Nguyễn Trí Kiên – Tổng giám đốc công ty may túi xách Minh Tiến (Miti) cho biết, nếu nguyên liệu bị đứt gãy cung ứng thì sẽ ảnh hưởng đến cả một dây chuyền sản xuất, từ đó thiệt hại cho doanh nghiệp sẽ rất lớn: "Sản xuất thì nó theo một dây chuyền, nếu thiếu một phần nguyên phụ liệu thì nó sẽ ảnh hưởng cả toàn bộ dây chuyền cho nên thời gian chờ đợi sẽ là một trong những chi phí rất là cao".

Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất nên nhiều doanh nghiệp hiện nay phải hoạt động cầm chừng, tức khoảng từ 70 đến 80% công suất nhà máy. Thậm chí nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước nguy cơ lỗ vốn, đền bù hợp đồng do chi phí sản xuất tăng cao.

Ông Phạm Văn Việt – Phó chủ tịch Hội dệt may Thêu Đan TP.HCM chia sẻ: "Thời đại này, bình quân 1 tháng  tương đương gần bằng 1 năm lãi suất cho nên là cái thứ nhất là làm không tốt sẽ không có lời còn nếu phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc thì sẽ bị lỗ".

Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất nên nhiều doanh nghiệp hiện nay phải hoạt động cầm chừng. Ảnh minh họa: Vietnamplus

Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất nên nhiều doanh nghiệp hiện nay phải hoạt động cầm chừng. Ảnh minh họa: Vietnamplus

Có thể nói đây là lần thứ 2 các doanh nghiệp Việt Nam bị đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát. Ở lần thứ 2 này nhiều doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung nguyên vật liệu từ thị trường mới như Nhật Bản và Hàn Quốc với giá cao hơn 15%-20%. Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp kinh doanh không có lãi và sản phẩm khó cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác.

Ông Phạm Ngọc Hưng, phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM chia sẻ: "Thường cung ứng cho thị trường Châu Âu hay Châu Mỹ người ta ký từ 6 tháng đến 1 năm. Nhưng trong 1 năm đó thì nguồn nguyên vật liệu của anh nó sẽ biến động thế nào, chẳng hạn bây giờ anh tiến hành nhập vào nhưng 6 tháng sau giá nguyên vật liệu hạ xuống thì anh sẽ lỗ. Ngược lại nếu anh ký với giá bây giờ mà nửa năm sau hoặc 1 năm sau giá nguyên vật liệu tăng lên thì không thể nào anh tăng giá với những hợp đồng mà anh đã ký được, nên nhiều doanh nghiệp không dám ký hợp đồng dài hạn".

Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm tối đa chi phí, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường nhập khẩu. Việc đầu tư nguồn nguyên liệu từ nội địa cũng là giải pháp được các doanh nghiệp hướng đến. Từ đó sẽ giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như là chi phí vận chuyển, và như vậy giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều.

Ông Nguyễn Trí Kiên – Tổng giám đốc công ty may túi xách Minh Tiến (Miti) chia sẻ thêm: "Chủ động được phần nguyên vật liệu ở tại Việt Nam thì giá thành sẽ giảm đi rất nhiều cũng như chi phí chờ đợi hay tất cả những chi phí vận chuyển sẽ giảm khá nhiều".

Tình trạng đứt gãy đoạn chuỗi cung ứng khó có thể được giải quyết trong ngày một ngày hai. Do vậy, đứng trước những thách thức như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh xây dựng quy trình sản xuất tiến tới kinh tế tuần hoàn, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm sự phụ thuộc vào sự gián đoạn chung của thế giới.

Ngoài ra, từ phía các bộ ngành cần phải có giải pháp lâu dài để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản, khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu ở một số thị trường nhất định.

Doanh nghiệp cần chủ động, giảm phụ thuộc

Năm 2022, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước ta và các nước trên thế giới đang dần được kiểm soát, là thời điểm để các doanh nghiệp dần phục hồi lại hoạt động sản xuất. Điểm sáng cho tình hình kinh tế - xã hội là xuất khẩu nửa đầu năm 2022 đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét khi các nhóm hàng chủ lực như điện tử, dệt may, nông lâm thủy sản… Bằng chứng là đơn hàng xuất khẩu đã kín đến cuối năm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa kịp vui mừng nhiều với đà tăng tốc sản xuất thì lại lo chuyện nguồn nguyên liệu bị gián đoạn, do phần lớn các doanh nghiệp phụ thuộc vào một số ít thị trường nước ngoài quen thuộc. Vì để có được giá thành rẻ và giảm chi phí vận chuyển, phần lớn các doanh nghiệp có thói quen phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc; đơn cử như ngành dệt may và da giày chiếm tỉ trọng đến 50%.

Do đó, chỉ cần Trung Quốc có chút biến động như thực hiện chiến lược "Zero COVID", cộng thêm những biến động về tình hình chính trị thế giới, đã khiến không ít doanh nghiệp lập tức phải lao đao, rối ren trong khâu tìm nguồn thị trường mới. Thậm chí, từng xảy ra nghịch lý về câu chuyện nông sản trong nước phải “cầu cứu”, trong khi nhà máy lại thiếu nguyên liệu.

Việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nước ngoài cũng được các nhà quản lý nhìn nhận rõ. Để giải quyết mối lo ngại này, nhiều năm qua, nhà nước cũng có nhiều giải pháp để phát triển công nghiệp phụ trợ. Thế nhưng, dù với nhiều “quyết tâm”, năng lực của ngành công nghiệp này vẫn chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân do thiếu chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, cũng như năng lực quản lý.

Do đó, thời gian tới, nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương sớm hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp, dễ dàng hơn. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý, trình độ cải tiến công nghệ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, tăng cường xúc tiến thương mại. Quan trọng nhất là giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.

Việc đầu tư, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước cũng là giải pháp cần được nhà nước và các doanh nghiệp hướng đến để đảm bảo chuỗi sản xuất được lâu bền, khép kín mà lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp và người dân.

Đối với doanh nghiệp, bài học về đại dịch COVID-19, khủng hoảng kinh tế và chuyển biến chính trị vừa qua, đã đến lúc cần thay đổi thói quen, cách làm, thay vì “lối mòn” dựa dẫm vào một thị trường đã quá quen, hãy mạnh dạn thử thách thị trường nhập khẩu mới. Cùng đó, doanh nghiệp cần tăng cường chuyển đổi số và đầu tư công nghệ hiện đại.

Để được như vậy, các doanh nghiệp cần được sự đồng hành, hỗ trợ từ cơ quan chức năng về cơ chế lẫn chính sách, nhất là thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ. Có như vậy, về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể từng bước “tự chủ” được nguồn cung sản xuất, phát triển kinh tế bền vững./.

 

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //