Doanh nghiệp nào đang quan tâm xây dựng Cảng Hàng không Nà Sản?
Lê Tùng - 30/05/2022 | 21:18 (GTM + 7)
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao cho UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Nà Sản theo quy hoạch được duyệt.
Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Sơn La làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan để xử lý tài sản quốc phòng trên đất và làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để xử lý tài sản của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trên đất.
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, các công việc trên phải được triển khai một cách nhanh chóng mới có thể sớm đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Nà Sản theo quy hoạch được duyệt.
Bởi đây là một trong những Cảng Hàng không chính của khu vực Tây Bắc (sân bay tuyến 2) và cũng là sân bay chính trong mạng lưới sân bay quân sự quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của đất nước. Địa hình nơi đây rất thuận lợi cho việc bố trí các công trình quân sự, căn cứ phòng không – không quân của Việt Nam.
Sân bay Nà Sản được xây dựng vào năm 1950. Năm 1960 sân bay này duy trì hoạt động nhưng sau một thời gian phải tạm dừng khai thác do vắng khách. Sang năm 1994, sân bay Nà Sản lại được khai thác trở lại.
Và đến năm 2004, sân bay này tiếp tục đóng cửa do đường CHC có chiều dài 2.400m, bằng ghi nhôm đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo tiêu chuẩn khai thác và nhà ga hành khách cũng chỉ là một căn nhà cấp 4 đã xuống cấp.
Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, theo căn cứ quy hoạch Cảng Hàng không Nà Sản được phê duyệt và thực hiện nhiệm vụ được Bộ GTVT giao, năm 2015, Cục đã phối hợp với ACV và các đơn vị liên quan lập dự án đầu tư xây dựng sân bay này.
Thời điểm đó, cơ quan chức năng đã tính toán, xác định quy mô đầu tư Cảng Hàng không Nà Sản theo đúng quy hoạch đạt cấp 4C, đảm bảo khai thác tàu bay A321 và tương đương.
Theo dự án đầu tư, sân bay Nà Sản sẽ xây dựng đường CHC dài 2.600 x 45 (m) cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu bay, các trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay đồng bộ và khai thác 24/24h. Với tổng mức đầu tư hơn 1.370 tỷ đồng.
Còn khu hàng không dân dụng sẽ xây dựng nhà ga hành khách giai đoạn đến năm 2020 đạt 0,9 triệu khách/năm, với tổng mức đầu tư là 672 tỷ đồng.
Như vậy, tổng mức đầu tư toàn bộ Cảng Hàng không Nà Sản trong giai đoạn đến năm 2020 là hơn 1.984 tỷ đồng. Song, do không bố trí được nguồn vốn nên dự án vẫn chưa được triển khai các bước tiếp theo.
Đến năm 2019, ACV tiếp tục đề xuất dự án xây dựng Cảng Hàng không Nà Sản theo quy hoạch, gồm đầy đủ khu bay, nhà ga, sân đỗ tàu bay, khu HKDD với tổng kinh phí là 2.268 tỷ đồng. Dẫu vậy, kế hoạch này vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn và không được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước thông qua nên đến nay dự án dừng triển khai.
Hồi tháng 3/2022, UBND tỉnh Sơn La có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Nà Sản theo hình thức PPP và giao UBND tỉnh làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Sơn La cũng cho biết, hiện đã có các nhà đầu tư như Công ty CP Him Lam Thủ đô, Công ty CP Tập đoàn FLC… quan tâm nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức BOT.
Theo quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 249/2015, giai đoạn đến năm 2020, Nà Sản được quy hoạch là cảng hàng không cấp 4C, công suất 0,9 triệu khách/năm, khai thác máy bay A320/321 và tương đương.
Giai đoạn đến năm 2030, quy hoạch sân bay này đạt cấp 4C, công suất 1,5 triệu hành khách/năm, khai thác máy bay A320/321 và tương đương.
Cảng hàng không Nà Sản có vị trí tại H.Mai Sơn (Sơn La), thuộc khu vực Tây Bắc, cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 187 km, cách Cảng hàng không Điện Biên 110 km, cách Đà Nẵng 720 km và cách Tân Sơn Nhất 1.190 km.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.