Càng gần cuối năm, cuộc đua sản xuất - kinh doanh ngày càng nóng song nguồn vốn vẫn là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh từ đầu năm nay, giá nhiều loại nguyên liệu tăng nóng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp cũng tăng.
Thông tin trong nước và quốc tế
# Bộ Tài chính cho biết, sắp tới, sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật, điều chỉnh chi phí xăng-dầu theo thực tế phát sinh và trên cơ sở rà soát số liệu có kiểm chứng tại DN.
# Và sắp tới, trong Thông tư về quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN, sẽ sửa đổi quy định về nhu cầu can thiệp thị trường và các yêu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
# Mặc dù gần 1 tuần nữa mới hết tháng 10, nhưng theo số liệu Bộ Công Thương, kim ngạch XNK hai chiều đã đạt 620 tỷ USD. Như vậy chỉ còn thiếu hơn 40 tỷ USD nữa là bằng số của năm 2021.
# Và dự báo, quý cuối năm, các DN dệt may và ngành sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ tiếp tục gặp khó khăn do tỷ giá VND/USD tăng cao.
# Báo cáo của SSI Reseach cho thấy, tuần qua, các NHTM tiếp tục tăng mạnh lãi suất huy động, với mức lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng dao động từ 6,5% đến hơn 8%.
# Đáng chú ý, NHNN vừa tăng giá bán USD thêm 490 đồng/USD lên 24.870 VND/USD. Đây là mức tăng rất mạnh, đẩy giá bán USD lên mức cao chưa từng có.
# Dù mở bán sớm, nhưng vé máy bay Tết 2023 đang đắt gấp nhiều lần vé ngày thường. Các đường bay từ TP.HCM đến Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Hà Nội, Hải Phòng đều có giá 6-10 triệu đồng.
# Còn Theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, có gần 800.000 xe máy bán ra trong quý 3 vừa qua, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo của Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu. Ảnh: AP
# Liên quan đến những mối lo về khủng hoảng năng lượng tại nhiều khu vực, các nước châu Âu đang cố gắng mua được càng nhiều khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) càng tốt, để có thể chống chịu qua mùa đông tới, trong tình trạng nhiều quốc gia đang thiếu điện và gas.
# Còn Quốc hội Đức vừa phê duyệt quỹ trị giá 200 tỷ euro để giải quyết khủng hoảng năng lượng mà nước này đang phải đối mặt.
# Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện đã đứng đầu thế giới trong 17 năm và tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong rổ tiền tệ quốc tế hiện đang xếp thứ 3.
# Đáng chú ý, Nam Phi vừa công nhận tiền điện tử là sản phẩm tài chính, nhằm giúp quốc gia này giám sát các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Ảnh minh họa
Càng gần cuối năm, cuộc đua sản xuất - kinh doanh ngày càng nóng song nguồn vốn vẫn là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh từ đầu năm nay, giá nhiều loại nguyên liệu tăng nóng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp cũng tăng.
Thực tế hiện nay cho thấy, không ít doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng, tổ chức tín dụng luôn e ngại rủi ro nợ xấu như chia sẻ của ông Hồ Thành Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC: "Nói về nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đại bộ phận doanh nghiệp đang rất thiếu. Đối với các doanh nghiệp là khách hàng của chúng tôi, chúng tôi lại nhìn thấy bài toán: năng lực về quản trị, năng lực về chuyển đổi số, năng lực về thông tin và trình bày kế hoạch kém hơn rất nhiều nên họ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng".
Trong khi, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Đặc biệt 2 năm đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp đã phải duy trì sản xuất trong tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận âm để duy trì hoạt động.
Cùng với đó, từ đầu năm 2022 đến nay, giá nhiều loại nguyên liệu tăng nóng khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp đội lên. Về phía đầu ra, giá bán không thể tăng tương ứng vì hợp đồng đã ký với đối tác trong khi sức mua thị trường vẫn chưa hồi phục 100%. Do đó, nguồn vốn lúc này vừa giữ cho DN phát triển vừa giúp tạo ra giá trị mới.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội chia sẻ: "Khi mà biến động thế giới, xung đột chiến sự xảy ra, các doanh nghiệp cũng dường như khó khăn hơn khi nguồn cung trong nguyên liệu trở nên khó khăn, nhiều mặt hàng tăng giá từ 30-40%, đặc biệt là các khâu vận chuyển tăng mạnh khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn. Lợi nhuận giảm, chi phí tăng cao nên các doanh nghiệp đều mong muốn vay nhiều mà lãi suất hợp lý".
Đặc biệt, tình trạng này lại càng khó khăn trước biến động của thế giới từ đầu năm đến nay, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, dù mỗi doanh nghiệp có điểm nghẽn khác nhau song thiếu vốn cũng là một trong những điểm nghẽn chung của các doanh nghiệp:
"Một là đứt chuỗi, đơn hàng hiện nay có nguy cơ giảm chứ không phải tăng lên như chúng ta nghĩ, vì vậy, phải đánh giá cẩn thận. Hai là, doanh nghiệp hiện nay rất khát vốn, 3 năm vừa qua ngưng tụ nhiều chiều, chúng ta có tiếp tục bơm vốn không trong khi lạm phát cũng là nguy cơ thường trực, lãi suất thế giới cao ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái từ đó tác động đến xuất nhập khẩu. Nhưng lúc này không tập trung cứu doanh nghiệp thì nền kinh tế có nguy cơ đánh mất thành quả và chậm nhịp, lỡ thời cơ", PGS, TS Trần Đình Thiên cho biết.
Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ngân hàng Sacombank cho biết: "Theo tôi, đối với ngành ngân hàng, điểm nghẽn cần tháo gỡ thứ nhất là phải giải quyết đồng bộ vốn và thủ tục pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vì lĩnh vực này rất hạn chế nhưng nếu không khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực này thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất khó phát triển".
Tính đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54% - mức cao trong nhiều năm qua. Điều này phản ánh nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp và nền kinh tế là rất lớn. Dù tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhưng các DN vẫn cho biết thiếu vốn trong bối cảnh các kênh huy động khác là không dễ.
Vậy giải pháp nào nhằm tháo gỡ dòng vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh càng gần cuối năm, nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh đang rất lớn?
Thông tin thị trường chứng khoán
# Mốc tâm lý 1.000 điểm trên chỉ số VNIndex bị xuyên thủng từ nửa phiên sáng và bên bán vẫn chiếm ưu thế ở vùng giá này. Chỉ số VNIndex đóng cửa mất thêm 33,67 điểm, đóng cửa tại mốc 986,15 điểm.
# VN30 ghi nhận 27 mã trong sắc đỏ, chỉ số đại diện rổ giảm 3,63%. GAS, VPB và TPB là 3 mã trong rổ đóng cửa giữ được mức giá sát tham chiếu. Mức giảm tương cũng ghi nhận ở nhóm vốn hóa trung bình thấp, chỉ số VNMidcap giảm 3,72% còn chỉ số VNSmallcap giảm 3,82%.
# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh trên HOSE đạt khoảng 9 nghìn tỷ đồng, không đột biến trong phiên giảm điểm. Khối ngoại mua ròng nhẹ 73 tỷ đồng.
Chỉ trong hơn một tháng qua, tại Hà Nội đã xảy ra 2 vụ bắt cóc trẻ em tống tiền, trong đó, vụ bắt cóc, sát hại cháu bé 21 tháng tuổi vừa qua với nghi phạm là người được gia đình nạn nhân thuê làm giúp việc, cho thấy sự manh động của loại tội phạm, người dân tuyệt đối không được chủ quan.
Cả 2 bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ vừa mới phát hiện trước đó 3 tuần vẫn ở tại Việt Nam. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và Bình Dương đang tiến hành cách lý điều trị cho bệnh nhân và điều tra truy vết nguồn lây bệnh.
Trước thềm Tết Trung thu, ghi nhận nhiều vụ phi công phản ánh vật thể bay không người lái và đèn trời có nguy cơ uy hiếp an toàn bay. Cảng HKQT Nội Bài tích cực phối hợp với lực lượng công an và khuyến cáo người dân.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần, lực bán hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Nông sản là nhóm mặt hàng duy nhất duy trì được sắc xanh.
Trái với kỳ vọng phục hồi, thị trường chứng khoán bất ngờ lao dốc trong phiên chiều rồi đóng cửa ngày giao dịch 25/9 sát 1.150 điểm, với 175 mã cổ phiếu giảm sàn.
Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, lực lượng chức năng khuyến khích người dân lắp camera hành trình trên ô tô cá nhân để tự bảo vệ mình trong các tình huống, chứ không bắt buộc.