Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 có ý nghĩa quan trọng với TP.HCM
Huy Hoàng - 05/06/2022 | 16:08 (GTM + 7)
Sáng 5/6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới", được khai mạc tại TP.HCM.
Phiên toàn thể và tọa đàm cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ IV/2022 đã diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo Ban kinh tế Trung ương, các Bộ Ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đại diện Ban tổ chức, ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay.
Trước bối cảnh và điều kiện mới của giai đoạn sắp tới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng đã xác định quan điểm “Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế.
Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại”.
Trong hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt những khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây nên.
Đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình và ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, chúng ta đã chuyển sang chuyển trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Kinh tế quý I/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh.
Cách đây hơn 1 tuần, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.
Trong đợt tái bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua, TP.HCM trở thành địa phương có mức độ lây nhiễm nghiêm trọng, có thời gian dãn cách xã hội dài nhất, đã làm cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội gián đoạn, các động lực tăng trưởng kinh tế bị kéo lùi nghiêm trọng, cùng với đó là những ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe, sinh kế và đời sống tinh thần của người dân...
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Thành phố đã xây dựng và triển khai ngay chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 – 2025.
Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, việc Diễn đàn kinh tế năm nay được tổ chức tại TP.HCM có ý nghĩa rất lớn; là dịp để các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM hiểu sâu hơn, cùng chia sẻ những thiệt hại, tổn thất nặng nề mà Thành phố đã trải qua cũng như chứng kiến những nỗ lực mà cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân Thành phố đang khẩn trương thực hiện để sớm đưa Thành phố trở lại trạng thái bình thường mới".
"Thành phố cũng nhận thức rằng, để thu hút nguồn vốn FDI có hiệu quả phải nâng cao vai trò đối tác của khu vực kinh tế trong nước, nhất là tầm quan trọng của khu vực tư nhân.
Dĩ nhiên đây đang là một quá trình cần sự hỗ trợ nhiều chính sách chung về vĩ mô; nên từ Diễn đàn này kỳ vọng sẽ có nhiều đóng góp về cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cụ thể hóa đường lối và chủ trương của Đảng" xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong tình hình mới”, ông Phan Văn Mãi nói.
Kể từ khi đưa vào sử dụng, tuyến đường Tố Hữu kết nối cầu Ba Son và đại lộ Mai Chí Thọ, thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khiến người dân vô cùng ngao ngán.
Trong vài chục năm gần đây, bộ mặt của nông thôn, thành thị với những ngôi nhà hao hao giống nhau và lộn xộn như nhau. Các thửa đất mới được chia thành những thửa nhỏ 50 - 70 - 100m2 rồi xây nhà ống.
Trên địa bàn Hà Nội, có không ít cơ sở sản xuất kinh doanh kết hợp với nhà ở. Thời điểm cuối năm, nguy cơ cháy nổ tăng cao, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH nhiều địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống cháy nổ.
Tình trạng thanh thiếu niên mượn phương tiện để đua xe, gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng những người cho mượn phương tiện lại hoàn toàn “vô can” khiến nhiều đối tượng lợi dụng thời gian qua.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng do phần lớn các mặt hàng tạm ngừng giao dịch trong ngày Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn.
Ở Hà Nội, nhắc đến chiếc đồng hồ công cộng là một trong những biểu tượng của Thủ đô, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh chiếc đồng hồ trên nóc tòa Bưu điện trung tâm.