Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điểm dừng xe buýt lọt thỏm giữa vòng vây hàng quán, xe cộ

Minh Hiếu - 17/06/2022 | 5:30 (GTM + 7)

Giữa lúc giá xăng dầu trên đà tăng liên tiếp, người dân ngày càng phải tính toán để đi lại tiết kiếm hơn bằng cách tăng cường đi xe buýt, tàu điện. Tuy vậy, để tiếp cận được điểm dừng xe buýt giữa đô thị hàng đầu như Hà Nội, nhiều khi cũng mướt mồ hôi, giữa vòng vây xe cộ và hàng quán.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nguyễn Mạnh Hùng, sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội phải đứng đợi xe buýt trên vỉa hè, khi nhà chờ tại điểm cuối bến trên đường Trần Đại Nghĩa bị vây kín bởi ô tô dừng đỗ.

Hùng chia sẻ, không chỉ tại đây mà nhiều điểm dừng xe buýt khác cũng bị lấn chiếm bởi hàng quán và xe cộ: "Ở điểm Chèm - Đại học Mỏ có rất nhiều quán nước xung quanh và biển báo bị bạt che mất. Hay là ở điểm Lạc Long Quân, người đi đường phải căng mắt ra mới thấy điểm dừng xe buýt.

Người Việt Nam còn thói quen để xe ở lề đường. Người đi xe buýt như mình cứ phải đi thẳng xuống lòng đường để lên xe buýt. Nhiều khi xe máy lách qua, khá là nguy hiểm".

Hà Nội hiện có hơn 3.800 điểm dừng xe buýt, trong đó, 361 điểm dừng có nhà chờ, mật độ khoảng 1 điểm/km2. Theo khảo sát của phóng viên VOV Giao thông, tình trạng chiếm dụng điểm dừng xe buýt để kinh doanh, đỗ xe, thậm chí là tập kết rác diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực phố cổ “đất chật, người đông”.

Hàng ăn trên đường Phùng Hưng vô tư rửa bát ngay tại điểm dừng xe buýt, căng bạt che khuất biển chỉ dẫn lộ trình

Hàng ăn trên đường Phùng Hưng vô tư rửa bát ngay tại điểm dừng xe buýt, căng bạt che khuất biển chỉ dẫn lộ trình

Như tại điểm dừng xe buýt Quán Sứ - Hội Vũ, ô tô xếp kín vỉa hè, hành khách phải đứng dưới lòng đường. Hay tại số 115 Phùng Hưng, hàng ăn vô tư căng bạt, rửa bát ngay tại điểm dừng xe buýt, nước thải lênh láng.

Với hành khách, người thì đi nhiều thấy quen, người thì bất an, bức xúc:

"Rác ô nhiễm, mình đi rất là khó chịu, mình phải đứng tránh xa"

"Người cao tuổi, người già phản xạ chậm, đi lại khó khăn, tình trạng này tất nhiên là rất vướng, ảnh hưởng đến đi lại"

"Ở thành phố chỗ để xe, gửi xe rất là thiếu. Ở đâu cũng thế thì phải quen với cuộc sống thôi"

Ô tô dừng đỗ, cản trở xe buýt ra vào điểm dừng là tình trạng phổ biến ở Hà Nội

Ô tô dừng đỗ, cản trở xe buýt ra vào điểm dừng là tình trạng phổ biến ở Hà Nội

Với hành khách, sự phiền toái đến với một vài chuyến đi, còn với cánh lái xe, phụ xe buýt, tình trạng chiếm dụng điểm dừng gây cản trở đến công việc của họ hằng ngày:

"Bọn em ra vào đón khách khó, khách không nhìn được xe buýt đến để người ta lên. Nhiều lúc bọn em đang ra vào điểm mà ô tô người ta vẫn còn lách vào trong để đỗ. Đỗ giữa đường mà khách lên xuống bị làm sao là bọn em cũng liên đới". 

“Mọi người xuống để ý xem xe đằng sau nhé”. Không đỗ được đúng điểm, thành ra mình phải nhắc nhở khách như thế".

Ông Nghiêm Quốc Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, nơi công cộng như điểm dừng xe buýt thường bị một bộ phận người dân, lái xe lợi dụng cho mục đích cá nhân, bởi nếu dừng xe, tập kết rác,… trước cửa nhà dân chắc chắn sẽ bị phản ứng. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn tới vi phạm tràn lan.

Ô tô vây kín nhà chờ xe buýt trên đường Trần Đại Nghĩa

Ô tô vây kín nhà chờ xe buýt trên đường Trần Đại Nghĩa

Ông Nghiêm Quốc Thắng cho rằng, đây là một trong những bất cập cần sớm khắc phục để nỗ lực của Thành phố trong  việc phát triển hệ thống giao thông công cộng và thu hút người dân sử dụng thực sự phát huy hiệu quả.

"Người tham gia giao thông ngày một đông lên, diện tích không tăng, nên nhiều nơi điểm dừng xe buýt bị lấn chiếm. Trước tình trạng này, chúng tôi đã có rất nhiều ý kiến trong các cuộc họp với Sở GTVT.

Vấn đề là các lực lượng phải cùng tham gia vào. CGST, công an trật tự cũng có trách nhiệm, dân phòng ở các phường phải có trách nhiệm ở khu phố mình đang quản lý", ông Nghiêm Quốc Thắng nói

Ý kiến của bạn
Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.

Hà Nội loay hoay

Hà Nội loay hoay

Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.

// //