Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để khơi thông vốn cho Dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội

Đặng Huy Đông - Hải Hà - 16/05/2022 | 6:30 (GTM + 7)

Khó khăn lớn nhất của các dự án công trình hạ tầng giao thông nói chung và dự án đường vành đai 4 nói riêng là công tác giải phóng mặt bằng (nhóm dự án 1) tại 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Vậy làm thế nào để khơi thông nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dự án đường vành đai 4 với số vốn trên 85.800 tỷ đồng giúp mở rộng không gian phát triển kinh tế, kết nối liên vùng, các cảng hàng không quốc tế., tạo quỹ đất với hàng ngàn héc ta để các đô thị bứt phá.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các dự án công trình hạ tầng giao thông nói chung và dự án đường vành đai 4 nói riêng là công tác giải phóng mặt bằng (nhóm dự án 1) tại 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Vậy làm thế nào để khơi thông nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, làm tiền đề để thực hiện các nhóm dự án tiếp theo?

Dự án đường vánh đai 4 - Vùng Thủ đô khi hoàn thành sẽ giải tỏa áp lực giao thông hướng tâm tại các tuyến đường còn lại cho Vùng Thủ đô. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Dự án đường vánh đai 4 - Vùng Thủ đô khi hoàn thành sẽ giải tỏa áp lực giao thông hướng tâm tại các tuyến đường còn lại cho Vùng Thủ đô. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp với nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông làm đội vốn, chậm tiến độ, chậm giải ngân. Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài 112 km trong đó có 58 km đi qua thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Quy mô giải phóng mặt bằng tương đối lớn với 1.341 héc-ta cho cả 3 tỉnh, thành phố. Bởi vậy, để đẩy nhanh tiến độ của dự án vành đai 4, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có những cơ chế, giải pháp để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng của dự án này.

Theo TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nút thắt lớn nhất trong khâu chậm giải phóng mặt bằng là khoảng cách chênh lệch giữa giá đền bù do Nhà nước xác định và giá thị trường rất cao dẫn đến không nhận được sự đồng thuận của người dân. Bởi vậy, đối với dự án vành đai 4 cần khắc phục điều này:

"Để giải quyết việc này cần phải sửa Luật đất đai, nếu chưa sửa được thì phải xem xét nâng giá đền bù đến một mức sát gần với giá thị trường. Trên cơ sở đó tính toán lại giá của công trình và có phương thức trang trải chi phí một cách hợp lý.

Cần gặp mặt cả 3 địa phương để thống nhất giá giữa 3 địa phương, tránh tình trạng giá chênh lệch quá lớn giữa Hà Nội với Hưng Yên và Bắc Ninh", TS Lê Đăng Doanh nói.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, sở dĩ lâu nay vẫn xảy ra những “lùng nhùng” trong các dự án giải phóng mặt bằng là do khâu định giá đất còn thiếu rõ ràng, minh bạch và người đứng đầu các địa phương còn mang nặng tư duy phát triển hạ tầng giao thông cần phải có sự đóng góp của mọi người.

Do vậy, muốn đẩy nhanh tiến độ  giải phóng mặt bằng, theo ông Võ, trước hết chính quyền địa phương cần có sự đổi mới về tư duy phát triển theo hướng cần có những đền bù thỏa đáng cho những người bị thiệt hại do mất đất:

"Chúng ta cần phải ổn định một phương thức nhất định trong việc thu hồi đất, giải quyết, bồi thường tái định cư để phát triển hạ tầng. Hạ tầng khi phát triển cũng mang lại giá đất tăng thêm. Giá đất tăng thêm có thể bồi thường, trả lại cho những người mất đất ở dạng này hay dạng khác".

Phối cảnh một đoạn Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội

Phối cảnh một đoạn Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng cũng cần chú ý đến những giải pháp tái định cư cho người dân, tạo điều kiện sinh sống ở những khu vực mới tương ứng với điều kiện ở nơi họ bị mất đất, đồng thời, sớm giúp họ ổn định cuộc sống, công ăn việc làm.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Bền vững TP.HCM,  để giảm bớt những bức xúc, căng thẳng giữa các bên liên quan khi tiến hành giải phóng mặt bằng, cần có sự đồng thuận từ chính quyền, địa phương đến tư duy, quan điểm trung ương. Điều này chỉ có được khi người dân, chính quyền địa phương hiểu được những lợi ích xã hội mà dự án mang lại thông qua hoạt động tuyên truyền.

"Điều này cần có một cuộc cách mạng tư tưởng đế người dân cảm thấy rằng khi dự án được triển khai và hoàn thành mang nhiều lợi ích cho người dân trong vùng, sẽ là một hệ sinh thái mới tạo ra điều kiện cho người dân ở đó có thêm công ăn việc làm, đời sống của người dân tăng lên nhiều lần", chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho biết.

Phát biểu trong Tọa đàm Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá do Cổng thông tin Chính phủ thực hiện, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết: "Ở đây có thể hình dung 2 công việc chủ chốt áp dụng hình thức chỉ định thầu: Một là di dời các hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cần phải giải phóng. Ở đây có hạ tầng về điện, nước, viễn thông…

Việc thứ hai là tái định cư. Việc xây dựng khu tái định cư bắt buộc phải làm rất nhanh để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nếu làm chậm công tác này, đất đã lấy của người dân rồi mà người dân vẫn chưa có nơi ở ổn định thì rất bất cập.

Một số ý kiến cho rằng, Dự án đường vành đai 4 có quy mô giải phóng mặt bằng lớn, giá trị tiền nhiều nên bên cạnh việc kiến nghị cho phép chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng để rút ngắn tiến độ cũng cần chú trọng tới công tác điều hành, quản lý, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng".

Chính phủ đề xuất dự án áp dụng hình thức đầu tư công, kết hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư cho dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 11 của Ủy ban thường vụ quốc hội, tổ chức mới đây, Ủy ban Kinh tế cho rằng, Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng, trong đó sử dụng 56.403 tỷ đồng vốn đầu tư công và 29.410 tỷ đồng vốn BOT. Do đó, hình thức đầu tư của Dự án phải là dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị  Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội đối với việc hoàn thành 2 dự án quan trọng Quốc gia này.

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp với nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông làm đội vốn, chậm tiến độ, chậm giải ngân (Ảnh minh họa)

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác phức tạp với nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông làm đội vốn, chậm tiến độ, chậm giải ngân (Ảnh minh họa)

Quy mô giải phóng mặt bằng của dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội lên tới trên 1.340 héc-ta với số vốn khoảng 19.000 tỷ đồng. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, ngân sách Nhà nước, các địa phương nơi có tuyến đường đi qua cũng cần phải cân đối, chuẩn bị ngân sách để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng.

Ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chia sẻ góc nhìn với VOV Giao thông qua bài viết: "Điều tiết và kiểm soát chênh lệch địa tô: Giải pháp khơi thông nguồn vốn".

Phát triển đô thị bám theo tuyến giao thông (TOD) là giải pháp quy hoạch phổ biến trên thế giới và trên thực tế đang diễn ra ở Việt Nam nhưng mang tính thụ động và tự phát, không phải bắt đầu từ chủ đích ban đầu khi thẩm định và phê duyệt quy hoạch gắn với xây dựng chính sách huy động tạo nguồn vốn đầu tư cho dự án kết cấu hạ tầng giao thông.

Thực tế, cứ mỗi con đường, tuyến mọc lên thì các dự án bất động sản đô thị và công nghiệp mọc lên. Chính các doanh nghiệp bất động sản hàng ngày quảng bá tiếp thị dự án đều nhắc đến sự thuận lợi về giao thông hiện hữu hoặc sắp có theo quy hoạch.

Ai cũng biết, chênh lệch địa tô tăng hàng chục lần trước và sau khi có kết nối giao thông thuận lợi.

Để có 1 tỷ đô la làm hạ tầng giao thông, chỉ cần chênh lệch địa tô trước và sau giải phóng mặt bằng là 1.000  đô la Mỹ của 100 héc-ta.

Đáng tiếc, không hiểu vì sao bài toán cấp tiểu học này được các đại gia bất động sản khai thác tối đa ngay trước mặt chúng ta hàng mấy chục năm qua mà các nhà quản lý, người làm chính sách của chúng ta cứ vờ như không biết.

Thành phố chỉ cần giao cho một đơn vị chuyên trách về khai thác quỹ đất quy hoạch của thành phố, ứng vốn giải phóng mặt bằng, đấu giá đất sạch, lấy chênh lệch địa tô này để làm hạ tầng giao thông vận tải. Không thể kéo dài mãi tình trạng toàn bộ chênh lệch địa tô rơi vào tay tư nhân sờ sờ trước bàn dân thiên hạ, còn đất nước, thành phố nghèo đi.

Rất mừng là Nghị quyết TƯ đã xác định rõ vấn đề quản lý đất đai cho phát triển vừa được thông qua; đây là điểm tựa vững chắc để có thể thực hiện cơ chế khai thác quỹ đất, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước.

Giá trị mảnh đất nằm ở bản quy hoạch. Đất làm công viên, trường học công trình công cộng thì chênh lệch địa tô thấp. Đất làm bất động sản chênh lệch địa tô lớn hơn nhiều.

Mật độ xây dựng càng cao, thu lợi địa tô càng cao. Chính quyền phải điều tiết, quản lý quy hoạch và kiểm soát chênh lệch địa tô một cách hiệu quả vì lợi ích quốc gia, thành phố  là trên hết.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //