Tnh trạng khai thác nước ngầm tại ĐBSCL đã trở thành câu chuyện đáng báo động. Bởi theo các chuyên gia, khai thác nước ngầm quá mức sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về cạn kiệt nguồn nước lưới lòng đất, sâu xa hơn là làm thay đổi kết cấu các tầng địa chất và dẫn
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Vài năm trở lại đây, trong những cuộc họp, những buổi hội thảo bàn về vấn đề tài nguyên nước tại ĐBSCL, nhiều ý kiến đã thẳng thắn nhìn vào thực tế: “ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng khai thác nước ngầm một cách vô tội vạ”. Đây được xem là một trong những thách thức lớn đối với khu vực đang ghi nhận nhiều dấu hiệu của biến đổi khí hậu.
Được đánh giá là khu vực có tiềm năng nước ngầm lớn nhất cả nước, trước những tác động từ tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn và nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp,… không khó hiểu khi việc khai thác nước ngầm tại các tỉnh thành miền Tây ngày càng phổ biến. Người người khoan giếng, nhà nhà khoan giếng, những số liệu ghi nhận được đã trở thành hồi chuông báo động về việc sụt giảm mạch nước ngầm.
Đơn cử như tại tỉnh Sóc Trăng, theo thống kê đến cuối năm 2021, tỉnh có trên 100.000 giếng nước ngầm với lượng nước được khai thác trên 243.000 m3/ngày. Sóc Trăng cũng đang đối mặt với sụt lún diễn ra nhanh... Mặc dù biết rằng sụt lún là hệ quả của nhiều yếu tố cộng gộp, nhưng không thể phủ nhận rằng việc khai thác nước ngầm quá mức cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sụt lún tại các khu vực.
Chia sẻ thêm về những tác động từ việc khai thác mạch nước ngầm quá mức, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái nghiên cứu độc lập về ĐBSCL cho biết: 'Khai thác nước ngầm gây ra nhiễm mặn cho tầng nước ngầm, cứ lấy 1 m3 nước ngầm lên là sẽ có 13 m3 nước ngọt dự trữ bị mất do xâm nhập mặn tự nhiên bị hòa lẫn với nước ngầm, nước lợ.
Dự báo nếu như vẫn tiếp tục đến 2100 là chúng ta bị chìm dưới biển do khai thác nước ngầm, nếu chúng ta giảm được khai thác chúng ta giảm được tốc độ sụt lún. Trong bối cảnh đó Chính phủ đưa ra Nghị định 167 về việc phân vùng, hạn chế khai thác nước ngầm'.
Nhằm kiểm soát và khai thác nước ngầm hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2018-NĐ-CP (ngày 26-12-2018) quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, thế nhưng trên thực tế quản lý vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, như: nguồn nhân lực có chuyên môn về nước ngầm còn rất ít; chưa có thông tin đầy đủ về khảo sát, đánh giá quy mô, trữ lượng nước ngầm,.v.v…
Liên quan đến câu chuyện nước ngầm, bên cạnh thực hiện theo Nghị định 167 thì Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được xem là kim chỉ nam trong yếu tố “thuận thiên”, đảm bảo hài hòa lợi ích cuộc sống của con người và chất lượng môi trường.
Hiểu rõ những ảnh hưởng về lâu về dài của việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức, các địa phương tại ĐBSCL đã và đang có những giải pháp kiểm soát việc khai thác. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ “Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết:
'Sau khi nhiệm vụ được phê duyệt thì công bố yêu cầu các sở, ngành liên quan đặc biệt UBND các huyện, thị xã, thành phố để phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT tỉnh thực hiện rà soát toàn bộ công trình đang khai thác và dự kiến khai thác nếu có nhu cầu để có thống nhất môt phương án lại, một phương án trả lời cho các đối tượng có đề nghị khai thác và sử dụng nước dưới đất.
Các địa phương chỉ đạo Phòng TN&MT và UBND các xã phường, thị trấn tổ chức nghiêm túc việc đăng ký khai thác nước dưới đất trong khu vực phải đăng ký'.
Bên cạnh công tác kiểm soát việc khai thác thì câu chuyện tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng cần được quan tâm. Bởi hiện nay, tình trạng chôn lấp rác chưa hợp lý tại một số khu vực, tình trạng xả thải không đúng quy định hay sử dụng nhiều phân thuốc hóa học trên đồng ruộng,… đang dẫn đến nguy cơ “đầu độc” mạch nước ngầm.
Luật đã có những quy định rõ ràng, nhiều chuyên gia cũng đã ngồi lại bàn giải pháp. Quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, tránh tình trạng dựa dẫm quá nhiều vào mạch nước ngầm.
Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Trong 10 tháng đầu năm, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.234 vụ tai nạn giao thông, làm chết 380 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, tai nạn giao thông xảy ra ở lứa tuổi học sinh từ 6 đến dưới 18 tuổi là 145 vụ, làm chết 19 em và làm bị thương 78 em.