Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dấu ấn Mỹ Tho đại phố

Mỹ Phụng - 18/12/2022 | 15:08 (GTM + 7)

Ngày nay, mọi người vẫn biết đến TP.HCM với hình ảnh một đô thị phát triển nổi bật. Thế nhưng, có mấy ai biết rằng, trước khi có Sài Gòn – Gia Định phồn hoa thì vào thế kỷ thứ XVII, Mỹ Tho chính là một trong những đô thị hình thành sớm và sầm uất vào bậc nhất của đất Nam bộ xưa.

Trải qua bao thăng trầm thời gian, hình ảnh Mỹ Tho đại phố đã đi vào dĩ vãng nhưng dấu ấn vẫn khắc sâu trong lịch sử và luôn là niềm tự hào của những người con Tiền Giang mỗi khi nhắc về.

Mỹ Tho Đại Phố

Mỹ Tho Đại Phố

Vào thế kỷ 17-18, Mỹ Tho đại phố là một trong những trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhất Nam bộ. Từ năm 1623, ở vùng tả ngạn sông Bảo Định đã có lưu dân Việt từ đàng ngoài vào đây khẩn hoang, lập ấp.

Đến năm 1679, Mỹ Tho đại phố ra đời. Mỹ Tho đại phố xưa tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, nằm dọc theo nhánh bên trái của rạch Mỹ Tho, bắt đầu từ bến Tắm Ngựa, chỗ tiếp giáp giữa rạch Mỹ Tho với sông Tiền, chạy dài theo đường Nguyễn Huỳnh Đức bây giờ đến cầu Vĩ, Gò Cát (xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho ngày nay).

Ông Lý Ngọc Hùng – Một người con được sinh ra vào thời hoàng kim của Mỹ Tho Đại Phố chia sẻ: "Đại Phố Mỹ Tho bắt đầu từ bến tắm ngựa, rồi con rạch từ bến tắm ngựa nó sẽ dẫn dài về hướng Gò Cát và Đại phố Mỹ Tho đã phát triển ở hai bên bờ rạch. Vùng này là vùng cộng cư của 3 dân tộc là người kinh, người Khmer và người Hoa Minh Hương".

Khi nói đến Đại phố Mỹ Tho, người ta hay nhắc đến sự kiện vào năm 1679, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đã cùng hơn 3000 quân binh, hơn 50 chiến thuyền đến nước ta xin tị nạn. Chúa Nguyễn đã đồng ý để cho cả hai vào Nam khai khẩn. Binh thuyền của Trần Thượng Xuyên đã di chuyển vào cửa Cần Giờ đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hòa), binh thuyền của Dương Ngạn Địch tiến đi vào cửa Soài Rạp đến vùng Vũng Gù – Mỹ Tho. Họ đã vỡ đất hoang, dựng phố xá biến cả hai vùng đất mình đặt chân đến thành những đại phố sầm uất là Nông Nại đại phố (Cù Lao phố, Biên Hòa) và Mỹ Tho đại phố.

PGS. TS Trần Thị Mai – chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam kể lại: "Khi mới vào thì nhóm người Hoa này cùng với cộng đồng người Việt và cộng đồng người Khmer đã có mặt trước họ khai phá. Nhưng nhóm người Hoa sau đó lại nhanh chóng chuyển sang khai thác hoạt động thương mại. Mà chúng ta biết là người Hoa họ rất có kinh nghiệm trong việc buôn bán nên họ nhanh chóng tìm đến nơi có vị thế thuận lợi về dân cư, các quan hệ quốc tế để họ phát triển các trung tâm buôn bán".

Nhờ nằm ở vị trí ngã ba sông, Mỹ Tho đại phố xưa thu hút nhiều ghe thuyền trong vùng đem sản vật tới mua bán tấp nập và từ thế kỷ 18 nơi đây trở thành đầu mối giao thương giữa người Việt, Hoa, Khmer, Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Hàng ngày ghe thuyền từ khắp nơi tụ về đậu kín. “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, khung cảnh phố thị phồn vinh, tấp nập “trên bến, dưới thuyền”.

Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó

Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài

Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai

Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua.

Từ thế kỷ thứ XVII, khi Mỹ Tho đại phố đã là đô thị sầm uất, thì Bến Nghé – Sài Gòn còn là một khu chợ nhỏ và Trấn Giang – Cần Thơ, thì hầu như chưa được biết đến.

"Mỹ Tho Đại phố sớm hơn cả cái Sài Gòn Chợ Lớn. Sài Gòn Chợ Lớn là khi Nưng Nại Đại Phố tức là Cù Lao Phố nó bị suy tạc và Mỹ Tho Đại phố nó cũng giảm dần đi thì Sài Gòn Chợ Lớn mới trở thành trung tâm thương mại lớn nhất của vùng đất đàng trong của Chúa Nguyễn", PGS. TS Trần Thị Mai cho biết.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay những dấu tích về Mỹ Tho đại phố còn lại không nhiều, chỉ còn lại những con kênh đào đầu tiên của Nam kỳ, giếng nước Mỹ Tho, khu chợ Cũ,… Đặc biệt, ngày xưa Mỹ Tho đại phố chiếm trọn một phần thôn Mỹ Chánh thuộc dinh Trấn Định.

Ngày nay địa giới hành chính này tuy không còn nữa nhưng một di tích gắn liền với thôn Mỹ Chánh vẫn hiện hữu như một dấu tích của Mỹ Tho đại phố. Đó là Đình Mỹ Chánh tọa lạc tại phường 8, Thành phố Mỹ Tho ngày nay.

Ông Trần Văn Phúc – Hội trưởng Đình Mỹ Chánh – TP. Mỹ Tho chia sẻ: "Đình Mỹ Chánh được xây dựng vào năm thứ Năm đời vua Gia Long trước năm 1807. Sau khi xây dựng xong Triều đình Huế có gửi vào bức đại tự đề tên của đình, trong cùng là khoản có ghi Gia Long Ngũ Niên Nhị Nguyệt Chánh Ngũ Nhật Kiến thì chúng tôi vẫn còn bảo quản tới bây giờ và xem như là một tài sản quý báu".

Tàu lửa Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng hoạt động sau 73 năm gắn bó người dân Nam Bộ. Ảnh tư liệu

Tàu lửa Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng hoạt động sau 73 năm gắn bó người dân Nam Bộ. Ảnh tư liệu

Nhắc đến dấu ấn Mỹ Tho đại phố thì không thể nào không nhắc đến tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho. Đây là tuyến xe lửa duy nhất của lục tỉnh, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương được người Pháp xây dựng, nối TP.HCM với Mỹ Tho. Tuyến xe lửa năm nào góp phần đưa Mỹ Tho trở thành một trong những đô thị nổi bật nhất nhì đồng bằng.

Theo một số tài liệu ghi chép, ngày 12 tháng 11 năm 1880, sau khi đã bình định được lục tỉnh Nam Kỳ, người Pháp đã tiến hành cho xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam nhằm khai thác thuộc địa. Tuyến đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho đã được xây dựng với chiều dài hơn 70 km. Chi phí dự kiến của công trình hơn 12 triệu franc với vật liệu được đưa từ Pháp sang.

Sau 73 năm tồn tại và chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho cũng dần bị lãng quên trong quá khứ. Những dấu tích về nhà ga và tuyến xe lửa ngày nào cũng không còn nữa nhưng người dân Mỹ Tho – những người đã từng ngồi trên chuyến xe lửa năm nào không thể quên được những ký ức về chuyến xe lửa đã từng góp phần làm vang danh Mỹ Tho đại phố.

Ông Nguyễn Văn Vàng – một lão niên ở Mỹ Tho cho biết, tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho có thời gian định dời nhà Ga từ vườn Hoa Lạc Hồng lên khu vực Ao Súng – Chợ Vòng Nhỏ nằm ở đầu đường Trần Hưng Đạo, cách vị trí ga cũ khoảng 1 cây số, do khu vực này xưa kia là đồng ruộng, đất nhiều, rộng rãi:

"Ở đường Trần Hưng Đạo, Cái Chợ Vòng Nhỏ cũ đó, Ở ngoài đi vô bên tay mặt – Hồi đó chỗ đó có cái cống, Có một thời gian tụi xe lửa đó nói tính dời ga xe lửa Mỹ Tho lên đó, thành ra nó mới mướn chiếc xáng mút chỗ chợ Vòng Nhỏ bây giờ đó – Bây giờ nó bị lấp đi rồi, nó thổi đất lên đường đi vô đó , nó tính dời lên đó nhưng sao không biết mà không có dời. Khu đó bây giờ là Chợ Hàng Còng đó", ông Vàng cho biết.

Mười giờ tàu lại Bến Thành

Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao

Tuy mất rồi vết tích nhà ga xe lửa một thời, nhưng những dư âm về một Mỹ Tho đại phố vẫn còn đọng mãi trong ký ức của bao người, bao thế hệ. Trong dòng chảy lịch sử thăng trầm, ngày nay, Mỹ Tho đang từng bước nỗ lực phấn đấu xây dựng thành một đô thị văn minh hiện đại, đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới ở các vùng ven, với mục tiêu hàng đầu là hình thành một đô thị Mỹ Tho xanh, sạch, đẹp và văn minh bên bờ sông Tiền để tiếp nối sự phồn vinh của một đại phố vang danh năm nào.

Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.

// //