Một bên tang thương, một bên ân hận
Những ngày qua, diễn biến vụ việc tài xế xe Mercedes truy đuổi, tông chết người ở TP. Phan Thiết đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Nhà máy xử lý, tái chế chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại của Công ty Mỹ Nga trên địa bàn xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước được đầu tư gồm 1 lò đốt công suất 1.000kg/giờ; hệ thống tẩy rửa, làm sạch phế liệu kim loại; hệ thống chất thải điện tử…và nhiều phương tiện, thiết bị khác.
Thế nhưng, chất thải nguy hại sau khi được đơn vị này thu gom không được xử lý theo đúng quy định mà được chôn lấp tại các khu đất nằm trong khuôn viên nhà máy, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Vậy đâu là lỗ hổng khiến doanh nghiệp này có thể lợi dụng? Phóng viên VOVGT đã có cuộc trao đổi qua với TS Trần Văn Miều - Phụ trách truyền thông Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam về nội dung này:
PV: Thưa ông, đâu là lỗ hổng khiến Công ty Mỹ Nga có thể lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm trong xử lý rác thải nguy hại?
TS Trần Văn Miều: Tôi cho rằng không phải lỗ hổng ở chính sách hay luật pháp. Chính sách đã quy định rất đầy đủ, quy định xử lý như thế nào, quy trình ra sao. Tất cả ở khâu đầu vào, quá trình vận chuyển bằng loại xe gì, khi đưa vào xử lý phải như thế nào/
Quy trình xử lý, vận chuyển rất chặt chẽ rồi nhưng chỉ có công tác kiểm tra giám sát của mình không được tốt lắm, tức là nằm ở công tác quản lý chứ không phải là đưa ra chính sách. Kiểm tra giám sát không kịp thời và cũng không phát hiện.
Có một điểm nữa là phần lớn cộng đồng dân cư không phát huy được, rất ít nơi bầu được người đại diện để đi giám sát đơn vị có hoạt động về bảo vệ môi trường.
PV: Đối với hành vi vi phạm này có thể bị xử lý như thế nào? Thanh tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã phát hiện ra và họ đang làm những thủ tục để điều tra xem vi phạm đến mức độ nào, xử lý ra sao ?
TS Trần Văn Miều: Nếu vi phạm với mức độ cao có khi phải đưa sang cơ quan pháp luật điều tra tiếp.
PV: Làm thế nào để khắc phục được những sự cố tương tự như vừa xảy ra tại tỉnh Bình Phước?
TS Trần Văn Miều: Tôi cho rằng Luật Môi trường năm 2020 nếu đưa ra những quy định chặt chẽ về kiểm tra, giám sát thậm chí đạt được quan trắc thực tế ở các địa bàn đó, thậm chí là có cả những máy quan trắc để quan trắc xem thực hiện như thế nào, cộng với cộng đồng dân cư làm tai mắt, giám sát nữa.
Chắc chắn sẽ tốt hơn cái mà chúng ta đang mắc phải.
PV: Vâng xin cám ơn những chia sẻ của ông!
---
Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 22/9 tại đây:
Những ngày qua, diễn biến vụ việc tài xế xe Mercedes truy đuổi, tông chết người ở TP. Phan Thiết đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Liên tiếp những vụ tự tử được ghi nhận thời gian gần đây, từ Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Kon Tum… khiến dư luận băn khoăn. Điều này hoàn toàn khác với kết quả những nghiên cứu trước đây khi lứa tuổi tự tử thường xảy ra với nhóm từ 11-17 hoặc sau 65 tuổi. Vậy chuyện gì đang xảy ra?
Sau 2 năm bị trì hoãn vì dịch COVID-19, ngày hội du lịch TP.HCM 2022 đã đón tiếp hàng chục ngàn du khách đến tham quan ngay trong buổi sáng đầu tiên
Cuộc đời vẫn rất đáng sống, với những yêu thương được nhen nhóm và vun đắp mỗi ngày ở một ngõ phố, con đường, khu dân cư nào đó quanh ta; như ở lớp võ Aikido đặc biệt tại quận 3 (TP.HCM) dành cho trẻ khiếm thị, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ...
Một trong những giải pháp để hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô được Sở GTVT Hà Nội đưa ra là thực hiện thu phí phương tiện vào nội đô.
Ở lớp võ Aikido đặc biệt tại quận 3 (TP.HCM) dành cho trẻ khiếm thị, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ, bằng sự nhẫn nại và nụ cười, nữ võ sư 75 tuổi, đang từng ngày mở ra cánh cửa kết nối trẻ em thiệt thòi với thế giới xung quanh, và thắp lên nơi cha mẹ các em niềm hy vọng.
Một thanh niên 19 tuổi không may bị tai nạn giao thông rơi vào tình trạng chết não. Gia đình đã đồng ý hiến tặng 4 bộ phận cơ thể người gồm 1 quả tim, 2 thận, 1 lá gan để cứu 4 cuộc đời khác đang mắc bệnh hiểm nghèo.