Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Có tiền mà không tiêu được

Huy Hoàng - 08/07/2022 | 23:02 (GTM + 7)

Với những gì đang diễn ra, rõ ràng cần phải có những cách làm mới, những giải pháp quyết liệt hơn nữa để xử lý dứt điểm tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công tồn tại nhiều năm qua.

Qua thống kê, toàn TP.HCM chỉ mới giải ngân được hơn 5940 tỷ đồng vốn đầu tư công được giao cả năm (đạt tỷ lệ khoản 17%). Ảnh: Lao động

Qua thống kê, toàn TP.HCM chỉ mới giải ngân được hơn 5940 tỷ đồng vốn đầu tư công được giao cả năm (đạt tỷ lệ khoản 17%). Ảnh: Lao động

TP.HCM là địa phương chịu tác động nặng nề nhất của đợt tái bùng phát dịch lần thứ 4 hồi nửa cuối năm 2021, những tín hiệu lạc quan về tăng trưởng kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 không thể bù đắp được sự thật rằng lần đầu tiên thành phố có mức giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất trong lịch sử.

Thực trạng này một lần nữa cho thấy công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công của địa phương này đang “thực sự có vấn đề”. Ở bình diện rộng hơn, tình trạng này cũng không phải là cá biệt.

Nhìn vào công tác giải ngân vốn đầu tư công của các Bộ ngành, các địa phương nhiều năm qua, không khó để nhận ra một bức tranh hoàn toàn trái ngược. Đó là sự rề rà, chậm rãi đến mức sốt ruột ở những tháng đầu năm đối lập với sự vội vã, cấp tập vào những tháng cuối năm.

Với cách vận hành như thời gian qua, thì sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư công là điều không quá khó hiểu.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc thường xuyên được để cập tại các phiên báo cáo về tình hình kinh tế xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông. Tiếc rằng sự quen thuộc này lại mang đến những tín hiệu thiếu lạc quan trong bối cảnh các địa phương nói riêng, cả nước nói chung đang cần có những điểm tựa quan trọng để đi nhanh hơn trong quá trình phục hồi kinh tế xã hội. Nhất là trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Không ít ý kiến cho rằng cần phải có những phương thuốc đặc trị cho căn bệnh mang tên “chậm giải ngân vốn đầu tư công”. Nếu không muốn tình trạng này trở thành căn bệnh trầm kha cho nền kinh tế đất nước thì Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh lại Luật đầu tư công cũng như các luật và văn bản dưới luật liên quan.

Không chỉ vậy, cần sớm ban hành một cơ chế đặc thù trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, qua đó tháo gỡ một trong những nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai dự án lẫn thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư.

Các Bộ ngành, địa phương cần chặt chẽ hơn trong công tác xây dựng kế hoạch vốn hàng năm, cần hạn chế thấp nhất tình trạng “ghi vốn cho có”.

Hơn thế nữa, trong chỉ đạo, điều hành và sử dụng vốn cần có những chế tài xử lý quyết liệt với tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Tập trung xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng chậm giải ngân. Chủ động, linh hoạt chuyển nguồn vốn từ các dư án thiếu hiệu quả sang các dự án có mức độ khả thi cao hơn.

Không thể cứ mãi chần chừ, du di, châm chước cho những thói quen cũ, và cần nhớ rằng “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //