Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Có làm khó học viên khi quy định cứng số giờ trên sân tập lái?

Phóng viên - 24/03/2020 | 11:04 (GTM + 7)

Thông tư 38 của Bộ GTVT quy định các học viện học lái xe hạng B1, B2 phải có 290 km thực hành trên sân tập lái. Như vậy, thời gian cho việc thực hành trên sân tập lái khá dài, khiến thời lượng dành cho các nội dung thực hành khác như: lái xe đường trường,

Với độ dài trung bình 1,5km/1 vòng sân tập lái, để hoàn thành số km thực hành trên sân tập lái, học viên sẽ mất khoảng 190 vòng, như vậy, thời gian cho việc thực hành trên sân tập lái khá dài
Với độ dài trung bình 1,5km/1 vòng sân tập lái, để hoàn thành số km thực hành trên sân tập lái, học viên sẽ mất khoảng 190 vòng, như vậy, thời gian cho việc thực hành trên sân tập lái khá dài

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo quy định tại điểm d, khoản 9, Điều 1, Thông tư 38, mỗi học viên học lái xe hạng B1, B2 phải có 290km thực hành lái xe trên sân tập lái (trong tổng số 1.100km thực hành lái xe của mỗi học viên). Quy định này làm hoàn toàn mới so với Thông tư 12/2017 khi chỉ quy định tổng số km thực hành đối với mỗi học viên là 1.100km.

Giải thích về điều này, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam – đơn vị trực tiếp soạn thảo Thông tư 38 cho biết, quy định thực hành trên sân tập lái bao gồm cả trong sân, tập lái xe hình số 3, số 8, hình chữ chi.

Các phương thức tập lái này sẽ được tính gộp vào thành tổng thời gian thực hành trên sân tập lái và sẽ giảm số km giám sát thực hành trên đường:

"Trước đây có quy định thế nhưng không có giám sát, bây giờ có giám sát trong hình thì ngoài tập theo thời gian, vừa theo yếu tố thời gian, vừa theo số km tính ước rồi trừ đi, còn lại là đi trên đường".

Tuy vậy, anh Nguyễn Trung Anh, một giáo viên dạy lái xe trên địa bàn Hà Nội cho rằng, bình quân mỗi vòng hình trong sân tập lái từ 1 -1,5km. Với 290km thực hành trong sân tập lái, học viên phải học tương đương với hơn 190 vòng trong sân tập.

Đặc biệt với điều kiện sân tập lái ngày càng đông, để đi hết 1 vòng trong sa hình, học viên phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi, đặc biệt là khu vực depa lên dốc chỉ có 2 làn xe, các phương tiện luôn phải chờ nhau. Do vậy, thời gian dành cho việc thực hành trong sân tập lái là khá lớn mới đạt được 290km như quy định:

"Có hơn 1 cây số một vòng hình thôi, mà đi 290 km, nếu một mình ông một sân thì ông đi hết 15 phút hết một vòng hình theo tiêu chuẩn bài thi. Nếu trường em đi tổng ôn bình thường thôi 1 tiếng học viên chỉ đi được hơn 2 vòng hình. Như thế một tiếng anh đi được có mấy cây số, tôi cho 1 tiếng anh đi được 5 cây đi, với 290 cây trong sa hình thì anh đi hết mấy chục giờ? Cuối cùng là tổng số lượng thời gian học lái của các ông vẫn là trong hình, và vẫn đào tạo ra những lái xe đi đường phố rất kém".

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc trung tâm đào tạo lái xe Lạc Hồng (Hà Nội) cũng cho rằng việc đưa ra những quy định số km thực hành trên sân tập, trên đường, thời gian tập lái không dựa trên một cơ sở khoa học nào nhằm siết chặt công tác đào tạo là đi ngược với xu hướng thực tế.

Điều này cũng khiến cơ quan quản lý rất khó kiểm soát. Theo ông Dũng, chỉ cần siết chặt công tác sát hạch sẽ nâng cao chất lượng lái xe:

"Bây giờ chúng ta hãy để cơ chế thị trường tự vận hành đi, bây giờ chúng ta hãy kiểm soát, làm sao đó công tác sát hạch khó bao nhiêu cũng được, kể cả sát hạch phải lên địa điểm ví dụ phải leo đèo, lội suối, có thể phải tiến lùi bãi chênh như quân đội ngày xưa… Cứ làm được các vấn đề đó thì mọi vấn đề khác sẽ quá tốt luôn".

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, việc quy định quá cụ thể, chi tiết số km thực hành lái xe, học trên sân tập lái là không cần thiết và cũng không phù hợp. Theo ông Quyền, việc quy định quá chi tiết cũng gây khó cho công tác quản lý, giám sát:

"Quản lý về đào tạo mình không nên dung các biện pháp hành chính để quản và siết nó chặt quá. Mình nên tập trung vào quản khâu sát hạch nó thực chất, nó khách quan, công bằng, chính xác thì nó sẽ phù hợp hơn".

Một số học viên cũng bày tỏ, việc quy định cứng số km thực hành trên sân tập lái là không cần thiết, bởi điều đó chỉ tập trung để thi, trong khi họ cần kxy năng tham gia giao thông ngoài đường: 

"Em nghĩ là cũng không cần thiết, tại vì quan trọng là mình lái được, mình nắm chắc kỹ thuật, mình lái được, chứ còn quy định học bao nhiêu km đấy là không cần thiết".

"Mình chỉ áp dụng để sát hạch, để thi thôi, chứ còn học viên người ta có thể có nhiều cách học khác nhau, có thể người học nhanh, người học chậm người ta có thể là học ngắn thôi nhưng vẫn thi tốt".

"Theo tôi thì không cần vì nếu áp dụng như thế thì nó chặt chẽ quá, là cho khó có thời gian đi học".

"Có thể hàng nghìn km nhưng tôi đi 500km thôi là trình độ của tôi nó khác rồi. Tôi thuê thày, tôi đi dã ngoại riêng chứ không cứ một ngày hôm nay tôi đi 8 tiếng, ngày mai tôi lại đi 8 tiếng. Hai nữa trình độ nhận thức của mỗi người mỗi khác, cho nên tôi nghĩ muốn quy định thì siết chặt đầu ra sẽ tốt hơn".

Những quy định “cứng” không cần thiết trong đào tạo không chỉ làm khó người học, người dạy, mà còn làm khó chính cơ quan chức năng khi tự “mua dây buộc mình” (Ảnh: ktđt)
Những quy định “cứng” không cần thiết trong đào tạo không chỉ làm khó người học, người dạy, mà còn làm khó chính cơ quan chức năng khi tự “mua dây buộc mình” (Ảnh: KTĐT)

Việc yêu cầu học viên học lái xe nắm vững kỹ thuật điều khiển phương tiện trên những địa hình phức tạp như số 3, số 8, chữ chi là cần thiết, song một số ý kiến cho rằng, việc quy định cứng số giờ, số km thực hành trên sân tập lái sẽ không chỉ làm khó học viên, mà chính cơ quan quản lý cũng “mua dây buộc mình”.

Mua dây buộc mình

Không phải đến các vụ TNGT thảm khốc gây rúng động dự luận trong khoảng cuối năm 2018 - đầu 2019 xảy ra có nguyên nhân chủ quan từ người điều khiển phương tiện, thì vấn đề kỷ cương trong đào tạo, sát hạch lái xe mới được đặt ra.

Từ 15 năm trước, khi TNGT có những dấu hiệu báo động, Chỉ thị 22/2003 của Ban Bí thư về Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT đã chỉ ra yêu cầu rà soát, “bịt” các lỗ hổng trong công tác này, như một trong các “trọng yếu” để đảm bảo an toàn giao thông.

Nhưng vào thời điểm đó, với sự gia tăng rất mạnh của nhu cầu học lái xe, thì dạy lái đang là một nghề “hot”, và đào tạo lái xe là một dịch vụ “hốt bạc”. Sự bão hòa của thị trường vào khoảng dăm bảy năm sau đó đã khiến các trung tâm phải tìm mọi cách cạnh tranh để có học viên, không ngoại trừ cả “đại hạ giá” dịch vụ đào tạo, tiêu cực trong sát hạch. Mà hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng cho đến tận bây giờ.

Một cuộc chấn chỉnh chưa từng có từ đã và đang được thực hiện, nhằm siết lại kỷ cương trong hoạt động đào tạo sát hạch lái xe, bằng rất nhiều giải pháp khác nhau, từ kiểm tra xử lý đến rà soát hoàn thiện quy định, trong đó có việc cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo và yêu cầu sát hạch theo đòi hỏi ngày càng cao của tình hình TTATGT.

Giờ thì, cụm từ “bao lý thuyết”, “bao đậu” chỉ còn là quá khứ. Muốn qua sát hạch, người học chỉ còn cách học hành cho nghiêm túc, để đáp ứng các nội dung học ngày càng dày dặn, với độ khó của bài sát hạch ngày càng cao. Các cơ sở đào tạo không thể nhận bừa học viên, mà phải căn cứ trên năng lực đáp ứng. Đó là những chuyến biến tích cực bước đầu, không thể phủ nhận.

Một vài điểm mới trong nội dung đào tạo hay sát hạch, cũng nằm trong tổng thể giải pháp của cơ quan chức năng để thay đổi tình hình. Tuy nhiên, những chi tiết nhỏ có thể gây ra khó khăn không nhỏ cho cả giáo viên và học viên, nếu xa rời thực tế, như việc “phích cứng” thời gian thực hành trên sân tập lái khiến người học có nguy cơ chỉ lái xe chủ yếu trên sa hình; hay bắt buộc học tập trung ở học phần lý thuyết khiến học viên khó bố trí thời gian, còn trường dạy nghề thì quá tải. 

Để cho “ra lò” những người lái xe an toàn, nhiều quốc gia sau khi xây dựng được một chương trình đào tạo khoa học, đã tập trung siết chặt phần sát hạch. Sự linh hoạt trong phần đào tạo tới mức, học viên có thể hoàn toàn tự học lý thuyết, chỉ cần thi đạt là được cấp giấy phép để học thực hành; học viên được tự tìm người hướng dẫn thực hành mà không nhất thiết là thầy dạy lái, miễn có chứng nhận số giờ thực hành lái xe và cam kết về trách nhiệm pháp lý của người hướng dẫn đó. Kết quả cuối cùng sẽ được thể hiện ở quá trình sát hạch tuyệt đối nghiêm ngặt. 

Tất nhiên, không thể bê nguyên xi kinh nghiệm của nơi này đặt vào nơi kia. Và với mức độ phức tạp của tình hình, thì những động thái sốt sắng siết chặt đào tạo sát hạch lái xe là cần thiết.

Song, chặt quá thì có thể khó thở, sốt quá thành đáng lo! Cơ quan chức năng còn bao việc, lấy đâu người để giám sát mỗi học viên chạy bao nhiêu cây số trên sa hình, bao nhiêu trên thực địa?

Do vậy, những quy định “cứng” không cần thiết trong đào tạo không chỉ làm khó người học, người dạy, mà còn làm khó chính cơ quan chức năng khi tự “mua dây buộc mình”./. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

// //