Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện mưu sinh của cặp vợ chồng vận động viên khuyết tật

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn - 28/06/2022 | 19:59 (GTM + 7)

Một cặp vận động viên khuyết tật chỉ cao 1,1m; mỗi ngày đẩy loa thùng đi bộ 5 cây số ở những khu chợ nắng nôi, mưa gió để bán vé số. Trên căn gác sân thượng ở nhờ, họ nuôi dưỡng tình yêu, bền bỉ vượt qua mặc cảm, tự ti, vượt lên những nỗi đau mất mát.

Giữa rủi may cuộc đời, họ nắm giữ hạnh phúc nhờ vào những tấm vé độc đắc dành cho chính đời họ - Tấm vé của nghị lực sống.

Hai vợ chồng Nguyễn Văn Lượng (31 tuổi, quê Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Thu Đào (30 tuổi, quê Bình Định)

Hai vợ chồng Nguyễn Văn Lượng (31 tuổi, quê Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Thu Đào (30 tuổi, quê Bình Định)

4h sáng, tại con hẻm 373/35 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, TP.HCM, hai vợ chồng Nguyễn Văn Lượng (31 tuổi, quê Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Thu Đào (30 tuổi, quê Bình Định) đã thức dậy để chuẩn bị cho một ngày tất bật ở chợ Bà Chiểu cách nhà 5 km. 

Trên chiếc xe tự chế ba bánh cũ kỹ, họ chở theo chiếc thùng loa cùng xấp vé số 500 tờ bon bon đến khu chợ để tìm vận may cho một ngày mưu sinh. 

Cặp vợ chồng tý hon đẩy thùng loa, mở nhạc, len lỏi vào từng gian hàng, quán cafe, mời chào bà con mua vé số. 

Mỗi ngày, 2 vợ chồng đều chở nhau trên chiếc xe ba bánh tự chế để bán vé số mưu sinh

Mỗi ngày, 2 vợ chồng đều chở nhau trên chiếc xe ba bánh tự chế để bán vé số mưu sinh

Năm 2012, khi đang bán vé số trên đường, Lượng tình cờ gặp vận động viên khuyết tật Vương Châu. Lúc này, anh Châu đang tìm vận động viên tiềm năng ở hạng thương tật F40 nên đã ngỏ lời mời Lượng vào đội tuyển đội thể thao khuyết tật TP.HCM. Sau đó Lượng làm cầu nối cho Đào vào đội. Bẵng sau thời gian, họ thông báo cưới nhau khiến đông đội cùng ngỡ ngàng hạnh phúc. 

“Ông mai” Vương Châu chia sẻ: “Hai người quen nhau, thương nhau rồi cưới luôn. Cả đội rất vui và chúc mừng. Nhờ cơ duyên thể thao khuyết tật tạo một môi trường rất lạnh mạnh, giúp cho những hoàn cảnh thấy đồng điệu với nhau tiến tới tình yêu rất là hiếm”. 

Hai vợ chồng luân chuyển liên tục từ khắp các chợ ở TP.HCM, có khi đi cả chợ Thủ Đức, cách hàng chục cây số để bán.

Hai vợ chồng luân chuyển liên tục từ khắp các chợ ở TP.HCM, có khi đi cả chợ Thủ Đức, cách hàng chục cây số để bán.

Chiều muộn tại Nhà thi đấu Phú Thọ, ăn vội chiếc bánh mì, hai vợ chồng chia nhau vác những chiếc lao dài hơn 1.5m và bi sắt ra sân tập. 

Anh Lượng lầm lũi phóng lao, rồi lại tập tễnh ra nhặt và lấy đà phóng lại cho vợ mình từ phía bên kia. Trời nắng gắt. Sân cỏ um tùm, cao đến nửa người. 

Hàng chục lần phóng lao, mồ hôi ướt đẫm áo. 

Lúc vô thấy có nhiều anh em khuyết tật như mình, nhiều anh em còn nặng hơn mình, đi đứng khó khăn, họ giúp mình, mình giúp họ, đi cho vui, xong rồi đam mê luôn.

Ban ngày mưu sinh, chiều đến 2 vợ chồng lại tiếp tục ra sân tập

Ban ngày mưu sinh, chiều đến 2 vợ chồng lại tiếp tục ra sân tập

Động lòng trước hoàn cảnh cặp đôi, HLV Đặng Văn Phúc tạo điều kiện để vợ chồng Lượng - Đào trú mưa, trú nắng trong một căn gác xây tạm trên sân thượng Trung tâm thể thao Tân Bình. “Túp lều” là nơi nương náu của cặp đôi sáng đi mưu sinh, chiều tập luyện.

'Hồi đó các em khó khăn quá, Tôi đã làm mái, làm kèo cho các em ở. Tôi ngăn làm hai phòng, một phòng cho nam, một phòng cho nữ. Tôi cũng làm giường tầng để các em ở được nhiều. Cái đó cũng hay, qua bao nhiêu năm, hết lứa này đến lứa kia, một chỗ chui ra chui vào tới giờ này vẫn còn', HLV Đặng Văn Phúc nói.

Tính từ năm 2015 - 2020, vợ chồng vận động viên Lượng – Đào đã đem về cho thể thao khuyết tật TP.HCM hơn 20 tấm huy chương các loại giành cho các môn phóng lao, ném đĩa, bi sắt.

Tính từ năm 2015 - 2020, vợ chồng vận động viên Lượng – Đào đã đem về cho thể thao khuyết tật TP.HCM hơn 20 tấm huy chương các loại giành cho các môn phóng lao, ném đĩa, bi sắt.

Cũng như bao cặp vợ chồng khác, Lượng - Đào cũng ước ao một lần để chạm đến thiên chức làm mẹ làm cha. Ước mơ ấy tưởng như đã trở thành hiện thực khi vừa cưới nhau được 1 năm, Đào có tin vui.  Thai kỳ được 2 tháng, bác sĩ khuyên nên ngưng.

Đào thương con, giữ lại cho đến khi đứa bé chào đời, nhưng hạnh phúc chỉ ngắn ngủi trong 6 tiếng đồng hồ. Nhiều bệnh lý phức tạp đã không giúp hai vợ chồng giữ được đứa con. Họ thắt lòng mình lại chấp nhận số phận. Gạt nước mắt để sống tiếp.

Lượng xúc động nhớ lại: Mỗi lần nhắc tới, buồn lắm....Em gặp con được, thấy con được, mà không ôm, không ẵm nó được.

'Tổ ấm' của 2 vợ chồng là căn gác xây tạm trên sân thượng Trung tâm thể thao Tân Bình

"Tổ ấm" của 2 vợ chồng là căn gác xây tạm trên sân thượng Trung tâm thể thao Tân Bình

Giữa những toà cao ốc lấp lánh, hai vợ chồng vẫn lầm lũi đi về trên sân thượng hôm rằm ngập tràn ánh trăng. Còn đó những dang dở, còn đó gánh nặng mưu sinh, nhưng cặp đôi ấy vẫn mãnh liệt sống và vươn lên.

Khi ánh đèn bắt đầu hạ dần trên tầng cao thành phố, cũng lúc nơi “túp lều” tình yêu,  cặp vợ chồng mét mốt chuẩn bị cho một “bình minh” mới. Họ sẽ lại ruổi rong ở khu chợ nào đó, bán cho người ta tấm vé độc đắc, và cũng thu lượm lại “tấm vé độc đắc” của đời mình.

Dù vất vả, nhưng họ luôn có nhau

Dù vất vả, nhưng họ luôn có nhau

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //