Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện hôm nay: Làng họa sĩ

Phạm Quang Vinh - 27/05/2022 | 6:25 (GTM + 7)

Đó là nơi duy nhất Việt Nam và cũng là nơi hiếm hoi trên thế giới có một bảo tàng. Đây không phải là bảo tàng về những di sản của làng, mà bảo tàng Mỹ thuật, trưng bày những tác phẩm mỹ thuật của các họa sĩ trong làng đó vẽ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một góc thanh bình của 'Làng họa sĩ' Cổ Đô - Ảnh VOV

Một góc thanh bình của "Làng họa sĩ" Cổ Đô - Ảnh VOV

Hôm nay tôi muốn kể với các bạn về một câu chuyện mà tôi nghĩ là thú vị. Bản thân tôi khi chứng kiến cũng cảm thấy đầy ngạc nhiên. Đó là câu chuyện về một xã dọc sông Hồng của Hà Nội (thuộc huyện Ba Vì).

Và ở đó, theo như tôi biết thì đó là nơi duy nhất Việt Nam và cũng là nơi hiếm hoi trên thế giới có một bảo tàng. Đây không phải là bảo tàng về những di sản của làng, mà bảo tàng Mỹ thuật, trưng bày những tác phẩm mỹ thuật của các họa sĩ trong làng đó vẽ.

Đó là một ngôi làng có mấy chục họa sĩ là hội viên của các Hội mỹ thuật Trung ương của Hội Mỹ thuật Hà Nội. Ở huyện Ba Vì, theo như tôi biết, có rất nhiều giáo viên mỹ thuật cũng xuất phát từ làng này.

Câu chuyện bắt đầu từ họa sĩ Sỹ Tốt - được coi là một họa sĩ nông dân nổi tiếng, ông sinh ra ở làng Cổ Đô huyện Ba Vì. Năm 1919, sau khi tham gia quân đội (chiến dịch Điện Biên Phủ), ông về học ở trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam (từ năm 1958 đến 1963).

Ông có một số tác phẩm tương đối nổi tiếng, ví dụ tranh sơn dầu “Tiếng đàn bầu” đang được treo trong bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tôi còn nhớ, nhà thơ Tố Hữu khi xem bức tranh đó đã thốt lên rằng, ông có thể cảm thấy được tiếng đàn bầu đàn vọng ra từ trong bức tranh. Cá nhân tôi cũng rất thích bức tranh đó của ông Sỹ Tốt.

Vào năm 1976, ông Sỹ Tốt nghỉ hưu và về làng. Ông đã sử dụng thời gian của một cán bộ hưu trí, của một họa sĩ hưu trí rất hữu ích. Đương nhiên, ông vẫn tiếp tục vẽ, thậm chí ông vẽ cho cả đến lúc sức khỏe không cho phép ông cầm bút. Người ta nói về một bức chân dung tự họa của ông vẽ bằng ngón tay của mình chấm vào mực tàu như bước tự họa cuối cùng.

Hơn thế, ông giúp những đứa trẻ trong làng Cổ Đô đến với hội họa. Từ những bức vẽ trên sân đình, ông mở các lớp vẽ cho các thiếu niên nông dân học vẽ.

Người dân Cổ Đô rất đam mê vẽ tranh - Ảnh VOV

Người dân Cổ Đô rất đam mê vẽ tranh - Ảnh VOV

Không chỉ các con ông, mà có rất nhiều thanh niên khác của làng Cổ Đô sau đó đã trở thành những họa sĩ có tên tuổi, có những tác phẩm được thừa nhận ở Hà Nội.

Cái cách mà Sỹ Tốt trong vài chục năm cuối đời mình từ khi về hưu giúp cho những đứa trẻ làng Cổ Đô học vẽ đã được các thế hệ sau đó tiếp nối. Và đó là lý do tại sao ở làng này có rất nhiều họa sĩ.

Có lẽ không ai nghĩ, một ngôi làng vốn heo hút bên triền đê của sông Hồng, ở bên kia của thành phố Việt Trì, lại có một lúc nào đó trở thành một làng họa sĩ.

Không ai nghĩ, đi xem tranh lại có thể đi đến một ngôi nhà ở ngoài cánh đồng, bên một ngôi làng cổ kính, mà đến bây giờ thi thoảng vẫn còn có thể nhìn thấy những rặng cây ô rô, cũng những ngôi nhà mái ngói cũ kỹ và những người nông dân hồn hậu.

Ở đó có tranh của họ, họ vẫn vẽ ở đó. Vào những mùa hè, họ có những lớp vẽ cho những thế hệ thiếu niên nông thôn khác. Ở đó có những người giáo viên là họa sĩ đi dạy vẽ cho rất nhiều trường khác ở trong vùng đó.

Tôi nghĩ đấy là một câu chuyện kỳ diệu và câu chuyện đấy mang lại tương đối nhiều suy nghĩ. Có thể nhìn thấy chính tấm lòng và cách làm hồn hậu, cùng một sự sẻ chia của ông Sỹ Tốt đã góp phần bắt đầu tạo nên một diện mạo khác của nông thôn.

Ít ai có thể nghĩ đến những bức tranh của các họa sĩ trong làng Cổ Đô, huyện Ba Vì giờ đây đã được treo trong rất nhiều gia đình ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài, nằm trong nhiều bộ sưu tập.

Làng Cổ Đô, huyện Ba vì vẫn coi Sỹ Tốt giống như một ông Tổ nghề, rồi có khi lúc nào đấy sẽ được coi là Thành Hoàng của làng. Tôi mong chúng ta sẽ có thêm nhiều ngôi làng như vậy. 

Nếu bạn đang nghe chương trình này, một lúc nào đó, một ngày cuối tuần nào đó, nên đi về Cổ Đô để xem bảo tàng làng, để xem những họa sĩ của làng họ vẽ thế nào và biết thêm về một câu chuyện thú vị của nông thôn, của xã hội chúng ta hôm nay./

---

Trên đây là câu chuyện về ngôi làng Cổ Đô ở ngoại thành Hà Nội qua lời kể của anh Phạm Quang Vinh. Hy vọng đây là một gợi ý thú vị cho hoạt động cuối tuần của gia đình bạn.

Ý kiến của bạn
Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //