Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chủ Nhật, 6/4/2025

Chỗ đứng tiềm năng cho thực phẩm, nông sản Việt tại Bắc Mỹ và Asian

Phóng viên - 15/10/2020 | 5:36 (GTM + 7)

Thực phẩm, nông sản nằm trong những ngành lớn nhất tại Việt Nam và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á. Nhờ vào mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Canada, lĩnh vực này càng có cơ hội phát triển mạnh tại thị trường Bắc Mỹ và Asian.

Ông Nguyễn Tuân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM đánh giá tầm quan trọng của thị trường Canada

Đây là nội dung được ông Nguyễn Tuân – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) nhấn mạnh tại Hội thảo trực tuyến "Mở rộng thị trường Bắc Mỹ và Asian trong ngành thực phẩm và nông sản" diễn ra sáng ngày 14/10/2020.

Nước ta đang có tốc độ kinh tế phát triển nhanh. Với mức tăng trưởng GDP trung bình 6,5% mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2019. Dự kiến, năm 2020 sẽ tăng trưởng 3%, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu.

Riêng TP.HCM là một đô thị đặc biệt, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; có sức thu hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 song hoạt động xuất khẩu của TPHCM vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định.

Theo Cục Thống kê TPHCM, 9 tháng của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 32,5 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2019. Đa đạng thị trường xuất khẩu, nhiều nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Canada được xem là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu. Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành sản xuất lớn nhất tại Canada, với kim ngạch xuất khẩu gần 56 tỷ đô la và nhập khẩu hơn 44 tỷ đô la, đóng góp hàng đầu cho sự đổi mới và tăng trưởng toàn cầu.

Thêm vào đó, những năm gần đây quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Canada có bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN. Nhận thấy các cơ hội tiềm năng lớn, cho các công ty Việt Nam và Canada trong việc mở rộng thị trường nông sản và thực phẩm của hai nước.

Các chuyên gia trình bày cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Canada trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và nông nghiệp
Các chuyên gia trình bày cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Canada trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và nông nghiệp.

Môi trường đầu tư, kinh doanh rộng mở

Trong thời gian qua, mối quan hệ hợp tác của Việt Nam và Canada ngày càng được thắt chặt và đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại. Đặc biệt sau khi tiến hành thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2019, tiềm năng tăng trưởng thị trường cho công ty nông sản và thực phẩm của cả hai nước là rất lớn.

Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, TPHCM với lợi thế là trung tâm về kinh tế, thương mại, tài chính, giáo dục trong cả nước, thành phố luôn quan tâm hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp thực phẩm và nông sản.

Theo ông Nguyễn Tuân, không chỉ hỗ trợ cho riêng doanh nghiệp trên địa bàn, TPHCM mà còn cho cả khu vực. Hàng năm, thành phố luôn hỗ trợ để các đoàn doanh nghiệp, các nhà đầu tư tìm kiếm thị trường, khách hàng mới; tăng cường vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cả trong khu vực và trên thế giới. TPHCM còn k‎ý kết hợp tác với các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới, nhằm tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Đáng nói là để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, Lãnh đạo Thành phố luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các buổi gặp gỡ, đối thoại nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, Thành phố không ngừng cải cách thủ tục hành chính; tích cực thực hiện đơn giản hóa và công khai quy trình thủ tục đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

Trong 9 nhóm ngành dịch vụ TPHCM ưu tiên phát triển trong các năm tới có ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm. Bởi lĩnh vực thực phẩm và nông sản nằm được đánh giá là một trong những ngành lớn nhất tại Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,7 tỷ USD vào năm 2019, Việt Nam đứng thứ 4 toàn cầu, thứ nhất Đông Nam Á, thứ 2 châu Á về xuất khẩu thủy sản.

Thị trường Canada – chỗ đứng cho thực phẩm, nông sản Việt vươn xa

Theo Tổng Cục Hải quan,  năm 2019, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Canada đạt 6,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng đến 20% do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương Việt Nam – Canada vẫn giữ được mức tăng trưởng 0,1%. Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu hải sản của Canada.

Các lĩnh vực tiềm năng có thể phát triển mạnh như thủy sản, đồ gỗ nội thất, dệt may, giày dép và hàng nông sản. Trong đó, các mặt hàng thủy sản đang là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này. Nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao như tôm, cá basa, cá ngừ…

Cụ thể,Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Canada, chiếm khoảng 30% thị phần nước này. 

Các chuyên gia tại hội thảo phân tích, Canada được coi là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu với khả năng tiếp cận thị trường ưu tiên thông qua 14 hiệp định thương mại với 51 quốc gia với gần 1,5 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP là 49,3 nghìn tỷ USD.

Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành sản xuất lớn nhất tại Canada, đóng góp hơn 110 tỷ đô la vào tổng sản phẩm quốc nội của Canada và là yếu tố đóng góp hàng đầu cho sự đổi mới và tăng trưởng toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Trong đó, ví trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, đạt khoảng 3 tỷ USD / năm và dự kiến tăng trưởng 8,07% từ năm 2020 đến 2025.

Với lợi thế là một “trung tâm” FTA ở châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam sẽ là cầu nối để đưa hàng hóa và dịch vụ của Canada tiếp cận với thị trường 660 triệu người tiêu dùng của ASEAN, cũng như tới các thị trường quan trọng khác tại khu vực./.

Tags:
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Hà Nội: Danh sách 14 điểm giải quyết phạt nguội

Hà Nội: Danh sách 14 điểm giải quyết phạt nguội

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết các vi phạm giao thông bị ghi nhận qua hệ thống camera giám sát, Công an TP Hà Nội vừa công bố danh sách các địa điểm tiếp nhận và xử lý phạt nguội mới trên địa bàn thành phố.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng

Giá xăng dầu tiếp tục tăng

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h hôm nay ngày 3/4, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Hà Nội - bãi đỗ ô tô tự phát khổng lồ?

Hà Nội - bãi đỗ ô tô tự phát khổng lồ?

Khi biển báo trở nên vô hình trong mắt tài xế. Không phải vì biển được đặt khuất tầm nhìn, mà đó là khi nhiều lái xe cố tình vi phạm.

Cung đường Thống Nhất

Cung đường Thống Nhất

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn như một huyết quản khổng lồ “tiếp máu” từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trên mạng đường chằng chịt, vĩ đại đó; không chỉ có có đường ô tô, mà cả đường sông, đường giao liên chuyển quân từ Bắc vào Nam, đường dây thông tin, và đường ống xăng dầu.

Người dân muốn vào nhà phải… trèo

Người dân muốn vào nhà phải… trèo

Nhiều tháng nay, hàng chục hộ dân trên đường Xa lộ Hà Nội thuộc phường Bình Thắng, TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đang gặp khó khăn vì nền nhà cao hơn mặt đường từ 2 đến 4 mét do bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua nút giao Tân Vạn.

Không nhồi nhét công trình ra mặt nước hay gần bờ sông Tô Lịch

Không nhồi nhét công trình ra mặt nước hay gần bờ sông Tô Lịch

Thiết kế cảnh quan 2 bên bờ sông Tô Lịch nên tập trung vào phát triển không gian xanh và tiện ích công cộng, tăng khả năng tiếp cận của người dân với dòng sông, mặt nước.

Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam có thể tác động mạnh đến ngành hàng nào?

Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam có thể tác động mạnh đến ngành hàng nào?

Rạng sáng nay (2/4) theo giờ VN, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời tăng mạnh thuế đối với nhiều quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ.

// //