Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần nỗ lực bảo vệ lá chắn rừng ngập mặn

Tấn Khoa - 18/06/2022 | 11:24 (GTM + 7)

Trong nhiều năm qua, rừng ngập mặn luôn giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái cũng như mang lại giá trị kinh tế cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê qua từng năm, tổng diện tích rừng ngập mặn ở nước ta lại có xu hướng giảm.

Là khu vực tập trung diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nhất, với khoảng hơn 50%, ĐBSCL vừa có nhiều lợi thế nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Lợi thế khi có diện tích rừng ngập mặn lớn, tập trung ở các tỉnh giáp biển, với sự sinh sôi phát triển của các loài cây như mắm, vẹt, sú, đước,… ĐBSCL có được một “bức tường” chắc chắn che chở, giảm thiểu ảnh hưởng từ thiên tai, gió bão, chống xói lở và tạo cảm giác trong lành đặc trưng cho môi trường.

Tuy nhiên, thách thức đến từ việc bảo vệ những diện tích rừng ngập mặn này trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của con người. Theo một số liệu thống kê, trong 5 năm từ 2011 đến 2016, gần 10% diện tích rừng ngập mặn của vùng đã bị xóa sổ… Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về việc suy giảm nghiêm trọng rừng ngập mặn.

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ

Theo ông Trần Văn Hùng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng gần 100.000ha. Địa phương đã thực hiện việc giao khoán rừng và siết chặt công tác quản lý. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở rừng ven biển diễn ra rất phức tạp, dẫn đến một số diện tích bị mất đi. Có nhiều nơi, hàng năm, độ dài khoản rừng mất đi khoảng 50m – 60m.

Cũng tại Cà Mau, những năm trước, từng rộ lên tình trạng người dân tự ý đào đất rừng ngập mặn (môi trường nuôi tôm sinh thái) để tạo ao nuôi tôm công nghiệp. Điều này đe dọa đến an toàn của những diện tích rừng, nơi nhiều loài sinh vật đang trú ngụ…

Cập nhật về công tác quản lý tình trạng này, ông Trần Văn Hùng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết: 'Nói chung đối với khu vực rừng ngập mặn, những năm về trước, tình hình người ta phát triển nuôi thủy sản dưới tán rừng cũng phát triển rất nhiều.

Nhưng trong những năm gần đây, để khôi phục lại diện tích rừng, đảm bảo Luật Lâm nghiệp theo tỉ lệ 6:4 thì bây giờ những hộ nhận khoán mà chưa đảm bảo diện tích theo tỉ lệ thì vận động bà con ban những bờ trước đây để nuôi tôm, khôi phục lại diện tích rừng để từng bước đảm bảo diện tích rừng theo đúng quy định'.

Hiện nay, tại Cà Mau, để bảo vệ diện tích rừng ngập mặn tại những nơi sạt lở nghiêm trọng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng các công trình kè chắn sóng. Trong những năm qua, có nhiều dự án tập trung vào trồng rừng ven biển để khôi phục lại hệ sinh thái rừng mà trước kia đã mất. Gây bồi tạo bãi để tăng diện tích lấn biển ở những khu vực có điều kiện. Trong đó, vai trò của cây mắm biển (mắm trắng) được đánh giá là rất quan trọng trong việc tiên phong lấn biển.

Còn tại Bạc Liêu, rừng phòng hộ đặc dụng ven biển tại địa phương có tổng diện tích khoảng 7.500ha. Trong đó, có hai loại rừng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Ông Trần Bình Lộc, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh trong việc trồng rừng thay thế trên các bãi bồi để tăng diện tích. Hàng năm, tình trạng sạt lở có xảy ra nhưng diện tích không bị thu hẹp lại vì có Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững, bãi bồi sẽ lấn ra biển dọc theo chiều dài 56km. Hiện nay có một số dự án của các tổ chức nước ngoài đang chuẩn bị, dự định trồng thêm cây trên bãi bồi khoảng vài trăm ha.

'Ở Bạc Liêu thì có 2 đầu, đầu giáp ranh Sóc Trăng và đầu giáp ranh Cà Mau. Trong đó, có nơi hàng năm bị xói lở, làm mất diện tích rừng đi. Hàng năm xói lở vô vài chục mét. Còn có những vị trí sẽ bồi ra, một năm khoảng 60m-70m', ông Trần Bình Lộc nói.

Trong những năm qua, có nhiều dự án tập trung vào trồng rừng ven biển để khôi phục lại hệ sinh thái rừng mà trước kia đã mất

Trong những năm qua, có nhiều dự án tập trung vào trồng rừng ven biển để khôi phục lại hệ sinh thái rừng mà trước kia đã mất

Ông Trần Bình Lộc, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu cho biết thêm: Hiện nay, địa phương cũng có đề án làm kè ở khu vực giáp ranh Sóc Trăng, đoạn bị xói lở. Còn việc trồng rừng ở các bãi bồi, chỗ nào không đảm bảo thì có thể làm bờ kè tre. Trước đây, dự án của GIZ (Cơ quan Hợp tác phát triển Đức) cũng đã làm bờ kè tre chắn sóng chắn gió để trồng cây tạo bãi bồi và có mang lại hiệu quả.

Địa phương vận động tuyên truyền, các trạm quản lý bảo vệ rừng trực 24/24 để kiểm tra giám sát các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp. Theo quy định đối với các hộ nhận khoán đất lâm nghiệm thì tỉ lệ kênh bờ 30%, rừng 70%. Trong 30% đó, cho phép hộ nhận khoán nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng để cải thiện đời sống, quản lý bảo vệ rừng cho tốt. Còn 70% rừng thì không đào ao với bất cứ trường hợp nào.

Ông Trần Bình Lộc nói: 'Ở dưới tán rừng ngập mặn có nhiều loại, ví dụ như ốc len, vọp,… Hộ nhận khoáng nuôi tôm cá,.v.v… Rừng ngập mặn ven biển thuộc dạng chắn sóng chắn gió, chắn cát bay, nói chung là một “lá phổi” của tỉnh Bạc Liêu'.

Nhắc đến việc bảo vệ diện tích rừng ngập mặn, mới đây tại Sóc Trăng, trong khuôn khổ Chương trình “Cùng tiến bước vì tương lai” đã diễn ra hoạt động trồng rừng dự án B4 tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu.

Chia sẻ về ý nghĩa của hoạt động này, ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cho biết: 'Một trong những đích cuối cùng là làm thay đổi nhận thức của người dân. Khi mà họ nhận thức được lợi ích của việc phát triển rừng ngập mặn và đặc biệt là những sinh kế dưới tán rừng, thì họ sẽ bảo vệ rừng ngập mặn, lúc ấy thì cũng góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường ở vùng đất này'.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm diện tích rừng ngập mặn không chỉ có một mà là nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi giải pháp làm kè, trồng cây tạo bãi bồi,.v.v… đang được áp dụng thì với mỗi người dân sinh sống tại các khu vực gần rừng ngập mặn hoặc các hộ được giao khoán rừng, cần tiếp tục nâng cao tinh thần bảo vệ rừng ngập mặn - “lá phổi xanh” của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

// //