Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần một cuộc 'đại phẫu' ngăn ngừa lao động trẻ em (Bài 1): Những số phận lạc lõng

Phóng viên - 10/09/2019 | 14:19 (GTM + 7)

Để hiểu hơn về thực trạng lao động sớm của trẻ em và những góc khuất cuộc sống tại thành phố Huế, Kênh VOV Giao thông trân trọng giới thiệu bài viết: “Những số phận lạc lõng” trong loạt bài:“Cần một cuộc “đại phẫu” ngăn ngừa lao động trẻ em”.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Đã từ lâu sự vững mạnh của các gia đình chính là thước đo cho tương lai của đất nước. Thế nhưng, hầu hết các mâu thuẫn hay vấn nạn xã hội như bạo lực, tệ nạn, hành vi phi đạo đức lại được phôi thai ngay ở trong gia đình.

Chính hoàn cảnh gia đình đặc biệt, éo le đã đẩy một bộ phận trẻ em phải đối diện với nhiều cám dỗ, thậm chí bị dụ dỗ, lôi kéo, buộc phải lao động sớm để mưu sinh và va vấp vào những toan tính khi tuổi đời còn rất trẻ.

Khi vệt nắng cuối chiều dần tắt, xuôi theo những con đường ven dòng Hương hiền hòa, chúng tôi tìm đến đường Trịnh Công Sơn, phường Phú Cát, thành phố Huế.

Một nhịp sống sôi động đúng chất thành phố du lịch hiển hiện ra trước mắt. Giữa cái huyên náo của phố sá, của những nói cười vui vẻ, xen vào giữa là những lời mời chào mua bánh phồng tôm, đậu phộng của hai bé gái chừng hơn 10 tuổi:

Phóng viên: Cháu bán được lâu chưa?
Bé gái:         Dạ rồi, từ lúc cháu 6 tuổi.
Phóng viên: Bây giờ cháu mấy tuổi?
Bé gái:         Dạ 12. 
Phóng viên: Cháu hay bán ở đâu?
Bé gái:        Dạ, nhiều đường. Mấy đường có quán nhậu: Đường Bà Triệu, đường Hà Huy Tập, đường Trường Chinh…
Phóng viên: Thế đi bán từ mấy giờ?
Bé gái:         Dạ từ 5 giờ mấy đến gần 10 giờ. 
Phóng viên: Có ai đánh hay động chạm gì mình không?
Bé gái:         Dạ cũng có vài người, sờ tay…
Phóng viên: Thế hai chị em cùng đi bán à?
Bé gái:         Dạ hai chị em đi bán, còn có hai em nhỏ ở nhà nữa.
Phóng viên: Cháu có mơ ước gì sau này?
Bé gái:         Cháu cũng không biết.

 

Ánh mắt nhanh nhẹn, giọng nói nhỏ nhẹ nhưng không hề sợ hãi, ngượng ngùng. Dường như cô bé này đã quá quen với những va chạm của cuộc sống mưu sinh không ước mơ, không mặc cảm mà chỉ cần tìm mọi cách bán hàng, kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Trong lúc chúng tôi hỏi chuyện những đứa trẻ nơi quán nhậu về mơ ước của chúng, một người phụ nữ chạy xe máy lại gần và lặng lẽ quan sát. Chị là Lan - mẹ của hai bé gái vừa bán bánh cho chúng tôi. Vì một mình nuôi 4 đứa con, mà chị buộc phải để hai con gái lớn 10 và 12 tuổi đi làm thêm ngoài giờ học cùng với mẹ:

Mình quá khó khăn vì có 4 đứa con, kinh doanh mặt bằng không có tiền rồi, mẹ lao động không đủ luôn.   

Khó nghèo – lang thang kiếm sống - khó nghèo. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn mà hàng nghìn hộ dân vạn đò sông Hương chưa thể bứt ra bấy lâu nay. Những đứa trẻ trong các gia đình này, phải sống dựa vào kinh tế vỉa hè vốn khá phổ biến ở thành phố du lịch. Nhận định về thực trạng này, bà Phan Minh Nguyệt – Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế thừa nhận, một bộ phận bố mẹ do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không phân biệt được con cái phụ giúp công việc với lao động trẻ em từ sớm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với trẻ em:

Khó khăn ở đây là trong công tác truyền thông của mình làm thế nào đó phân biệt được giữa  làm việc và lao động trẻ em. Có rất nhiều gia đình vẫn đang có tư tưởng là chẳng qua là các em phụ việc thôi hay là do khả năng tiếp thu học tập của các em không được nhiều nên là cho nghỉ sớm để làm các công việc khác.

Trẻ bán ốc mưu sinh trên đường phố Huế

Có cha, có mẹ còn khó khăn như vậy nhưng với Tuấn, 12 tuổi thì cuộc sống còn gian nan hơn vì chỉ có bà ngoại già yếu là chỗ nương tựa. Có lẽ vì hoàn cảnh phải bươn trải từ sớm nên với tính cách hồ hởi, chân thành, Tuấn đã được bà con thương cảm, hàng ngày giúp đỡ, buôn bán ở chợ Đông Ba đông đúc. Khi thì Tuấn bán hoa chuối, khi thì bán miếng rửa bát, bao nhiêu cố gắng chỉ mong thêm chút tiền ăn qua ngày.

Sau khi lang thang khắp các góc chợ, đến chiều tối, Tuấn trở về nhà, khuất trong một con hẻm trên đường Xuân 68, phường Thuận Thành, thành phố Huế. Nơi được gọi là nhà ấy nằm tạm bợ sát bờ thành, được dựng lụp xụp bởi những tấm tôn, khó mà giữ ấm, chống dột cho hai bà cháu những ngày mưa, tháng giá. Xót xa khi cháu tự bươn chải kiếm vài đồng lẻ ngoài chợ, nhưng bà ngoại Tuấn chẳng thể làm gì được vì bệnh tật đeo bám, không còn sức lao động:

Cha không có, mẹ thỉnh thoảng về thăm nhưng lấy chồng khác, có hai đứa con. Cuộc đời quá bế tắc. Nhiều khi ngồi ứa nước mắt với cháu. Buồn quá.

Khoảng 15.000 người dân sẽ phải di dời thời gian tới

Cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng trở nên bế tắc khi nơi cư trú của Tuấn và bà thuộc diện phải di dời đầu tiên theo “Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế” triển khai vào cuối năm nay.

Không chỉ hai bà cháu mà còn rất nhiều hộ dân khác cũng phải di dời nên sẽ có rất nhiều gia đình mất sinh kế, nhiều đứa trẻ đối mặt với nguy cơ phải bỏ học, phải tham gia lao động sớm cùng gia đình trong các làng nghề hay bán rong trên hè phố để kiếm sống.

Lo ngại khi sắp tới có hơn 4200 hộ dân phải di dời, Anh Trương Minh Đến – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Cộng đồng và Công tác xã hội Codes chia sẻ:

Thực tế tại thời điểm này, tại nơi bạn đang đứng, vẫn có tình trạng lao động trẻ em đường phố. Đặc biệt các khu tái định cư, vẫn diễn ra tình trạng liên quan đến lao động đường phố. Chúng tôi cũng quan ngại dự án di cư sắp tới, những câu chuyên liên quan đến trẻ em lao động đường phố sẽ hình thành.

 Những gia đình sống ''treo'' trên kinh thành Huế

Cuộc di dân sắp tới tại thành phố Huế là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên làm thế nào để tạo được sự đồng thuận, giải quyết, hỗ trợ được những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ được trẻ em ổn định cuộc sống là vai trò, là trách nhiệm của không chỉ các cấp chính quyền mà còn cần đến hành động của cả cộng đồng xã hội.

Chung tay, góp sức vì một tương lai tươi sáng là điều rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập như hiện nay. 

Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến một Dự án đã góp phần phát huy các thế mạnh về hỗ trợ trẻ em lao động sớm, có giải pháp giúp đỡ các gia đình phát triển kinh tế và hỗ trợ thanh niên tiếp cận việc làm bền vững. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông, cần chuẩn bị gì?

Ngày 01/10/2024 khi Nghị định Quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ có hiệu lực. Từ nay đến trước ngày 01/10/2025, tức là trong vòng 1 năm, chủ phương tiện phải chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông kết nối phương tiện thanh toán.

Sát nhân trên cao tốc

Sát nhân trên cao tốc

Rất may mắn khi chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra khi hàng trăm vụ chẹt phải đinh trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được ghi nhận trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn chết người vẫn luôn ở đó.

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt trong quy hoạch đô thị: Nên giữ hay di dời?

Đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng giao thông ùn ứ, hỗn loạn ở hàng chục điểm giao cắt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tình hình chưa được cải thiện đáng kể.

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Làm sao biết mình nợ thuế và bị hoãn xuất cảnh?

Tại Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định số 126/2020 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Quản lý thuế, có quy định cụ thể về các trường hợp người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hoặc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Đừng sợ mùa đông

Đừng sợ mùa đông

Nếu ví các độ tuổi trong đời như bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, thì mùa đông có lẽ là mùa ít được mong chờ hơn cả. Nhưng nếu quan sát người già trên phố, bạn sẽ thấy, mùa đông không đáng sợ.

Hạ tầng trạm sạc điện được Luật hóa ra sao?

Hạ tầng trạm sạc điện được Luật hóa ra sao?

Hiện nay, chúng ta đang thiếu những quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể cho các trụ, trạm sạc điện và loại hình năng lượng cung cấp cho các phương tiện giao thông sử dụng hình thức này. Điều này đòi hỏi cần sớm có các chính sách phù hợp liên quan đến trạm sạc xe điện...

Ngành ngân hàng hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trước khi vay tiền

Ngành ngân hàng hướng dẫn kiểm tra nợ xấu trước khi vay tiền

Vào quý cuối năm, các ngân hàng vừa có hướng dẫn người dân kiểm tra nợ xấu bằng CMND hoặc CCCD trước khi có nhu cầu vay vốn. Theo đó, có thể kiểm tra trực tuyến qua website của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC); qua ứng dụng CIC Credit Connect hoặc kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng.

// //