Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm hồ Tây

Phóng viên - 14/04/2021 | 14:13 (GTM + 7)

Những ngày vừa qua, nước mặt hồ Tây lại có dấu hiệu ô nhiễm. Dọc ven hồ, không chỉ có rác thải, xác động vật chết mà mùi hôi tanh đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu vực.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Những ngày vừa qua, nước mặt hồ Tây lại có dấu hiệu ô nhiễm
Những ngày vừa qua, nước mặt hồ Tây lại có dấu hiệu ô nhiễm

Đi dọc vỉa hè hồ Tây, không khó để bắt gặp những hình ảnh vỏ lon bia, chai nước lọc trôi nổi, túi nilon xanh, đỏ “vô chủ” như những con sứa, bồng bềnh theo làn sóng trôi dọc bờ hồ. Bùn đất, rác thải bị ùn ứ theo những đường ống thoát nước dẫn thẳng xuống hồ Tây.

Gần đây, tình trạng cá chết lại liên tục xuất hiện, nước hồ Tây cũng bất ngờ chuyển màu xanh rêu đậm. Theo người dân, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về môi trường nước và làm ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật trong hồ. Anh Nguyễn Văn Thắng, chủ một cửa hàng kinh doanh ăn uống tại đường Vệ Hồ cho biết: “Cá chết là do vấn đề về môi trường. Còn một số yếu tố khác từ những nhà hàng mình cũng không thể nhìn thấy. Sẽ có những cái cống ngầm ở nhà người dân mình đi qua mình sẽ không thể thấy. Để tỉ lệ mà cá chết do câu do đánh lưới thì không nhiều chắc chắn là còn do những cái kĩ hơn mà mình không thể nhìn bằng mắt thường được”

Theo một số người dân khu vực ven hồ Tây, tình trạng cá chết nhiều chỉ xuất hiện trong những năm gần đây. Trước đó, tháng 10/2016, hàng chục tấn cá chết đã nổi trắng mặt hồ Tây. Sau đó, tháng 7/2018, cá ở hồ Tây lại chết, nổi trắng mặt hồ.

Vì sao tình trạng cá chết lại liên tục lại xảy ra ở hồ Tây? Nhiều giả thiết đã được đưa ra để trả lời cho vấn đề này như nắng nóng, thiếu oxy, tảo nở hoa… Thế nhưng, chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy dấu hiệu đáng báo động về tình trạng ô nhiễm tại mặt nước hồ Tây. Một số người dân cho biết:

“Cá chết này do ô nhiễm và nhiều vấn đề, có lúc do thời tiết, có lúc do nước, có lúc do nắng nóng quá. Nhưng ngày xưa không có cá chết, bây giờ mới có cá chết”.

“So với những năm trước thì bẩn, ô nhiễm hơn, theo như mình cảm nhận như vậy. Mình cũng chẳng biết được, ở đây có mấy cái cống người ta xả từ nhà hàng ra thôi”.

“Môi trường ở đây không được trong sạch, rác đầy đây, cây cối um tùm”.

“Kiến nghị vệ sinh làm sao cho sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh hồ Tây cho được trong sạch”.

Khá nhiều rác thải nổi trên mặt nước hồ Tây
Khá nhiều rác thải nổi trên mặt nước hồ Tây

Trước tình trạng trên, Bộ Tài nguyên - môi trường đã tổ chức kiểm tra và xác minh sự việc. Kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng môi trường nước tại hồ Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhiều thông số môi trường trong nước hồ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Bộ cũng đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố khẩn trương triển khai một số biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong hồ Tây.

Theo đó, Hà Nội cần tăng cường quan trắc định kỳ, quan trắc đột xuất khi có hiện tượng bất thường, bên cạnh các thông số môi trường đã được quan trắc thông qua hệ thống quan trắc tự động, liên tục, đặc biệt tại các vị trí có khả năng xâm nhập của nước thải từ các khu vực hoạt động xung quanh hồ. Đồng thời, rà soát các nguồn nước thải xâm nhập hồ, có phương án bổ xung nguồn nước, xử lý rác, nạo vét lòng hồ…

Theo PGS – TS Trần Đức Hạ, Viện nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường cho biết: Các giải pháp của Bộ Tài nguyên - môi trường đưa ra là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để tìm ra được nguyên nhân và giải quyết được tận gốc vấn đề thì cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bộ ngành và nhất là người dân: “Hồ Tây phẳng lặng, hồ tù thì khả năng tự làm sạch rất kém, nó chỉ phụ thuộc vào gió. Gió đẩy các tảo, các phù du, thực vật vào ven bờ thì chúng ta nhìn thấy ven bờ rất bẩn. Thứ nhất chúng ta phải thu gom rác, hạn chế nước thải. Thứ 2 nạo vét và có giải pháp đồng bộ”.

Theo các chuyên gia về môi trường, điều quan trọng nhất để giữ sạch hồ Tây vẫn là ý thức tự bảo vệ môi trường của người dân. Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội cũng cần vào cuộc quyết liệt, kiểm tra và xử phạt nghiêm những trường hợp cố tình xả thải ra môi trường. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở kinh doanh, nhà hàng cam kết không xả thải trực tiếp xuống hồ, thực hiện ngay các biện pháp để cải thiện nước hồ Tây như hóa học, sinh học, cơ học và nuôi thực vật thủy sinh…

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?

Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức

Bác bỏ thông tin 'Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông'

Bác bỏ thông tin "Thu được 50 triệu/ngày từ tố giác vi phạm giao thông"

Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Sẽ có quy định cụ thể chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Đường sắt tiên phong tinh gọn bộ máy và đổi mới toàn diện

Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Làng nghề quất cảnh Tứ Liên

Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.

Hà Nội loay hoay

Hà Nội loay hoay

Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Nhiều mức phạt tăng vọt liệu có trị được “bệnh” lái ẩu?

Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.

// //