Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần chuẩn bị các kịch bản tái sống chung với virus: Quyết tâm thôi chưa đủ

Phóng viên - 10/09/2021 | 7:14 (GTM + 7)

Sau gần 4 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau thì TP.HCM cũng đang bắt đầu chuẩn bị cho phương án khôi phục kinh tế từng phần sao cho phù hợp với khả năng kiểm soát dịch bệnh.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là trong bối cảnh số ca nhiễm mới vẫn còn ở mức cao, do đó đòi hỏi những người làm chính sách cần có kế hoạch rõ ràng, bám sát thực tế để không rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dù đã được cho phép bán mang đi thông qua shipper nhưng hầu hết các quán ăn ở TP.HCM vẫn chưa mở cửa lại
Dù đã được cho phép bán mang đi thông qua shipper nhưng hầu hết các quán ăn ở TP.HCM vẫn chưa mở cửa lại

"Mở giãn cách là phải trên nguyên tắc an toàn, an toàn đến đâu thì mở đến đó, trong thời gian tới thì chúng ta phải sống trong điều kiện có dịch bệnh, và tùy theo tình hình dịch bệnh mà chúng ta sẽ nới lỏng hoặc thắt chặt các biện pháp giãn cách.

Chúng ta cần có 1 sự chuẩn bị chứ không phải là mở không có nguyên tắc, và sự chuẩn bị đó càng kỹ và mở từng bước phù hợp với tình hình thực tế thì sẽ an toàn cũng như đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân cũng như phát triển được các hoạt động kinh tế xã hội phù hợp".

Vừa rồi là chia sẻ của ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TPHCM tại chương trình ‘Dân hỏi - Thành phố trả lời” vào tối ngày 6/9 vừa qua. Đây cũng là tinh thần được lãnh đạo Thành Ủy, UBND thành phố thống nhất thực hiện để vừa kiểm soát dịch bệnh vừa từng bước mở cửa các hoạt động kinh tế xã hội.

Trong lộ trình đó, mới đây phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình đã ký công văn khẩn số 2994 gửi các Sở ngành địa phương về việc cho phép hoạt động điểm trung chuyển hàng hóa tại 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền; cho phép các cửa hàng tiện lợi, shipper hoạt động từ 6h -21h cùng ngày cũng như cho phép các loại hình kinh doanh ăn uống được hoạt động từ 6h-18h hàng ngày theo hình thức bán mang đi…   

Ông Trần Thanh Tùng - Giám đốc công ty TNHH thương mại sản xuất xuất nhập khẩu Tùng Mai (thành phố Thủ Đức, TPHCM) cho biết 3 tháng thành phố thực hiện giãn cách xã hội cũng là chừng đó thời gian Ông và các doanh nghiệp phải chịu một sức ép khủng khiếp khi hoạt động sản xuất kinh doanh gần như bị đóng băng.

Trước thông tin TPHCM chuẩn bị cho các phương án mở cửa từng phần hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế, ông Trần Thanh Tùng phấn khởi:

"Cá nhân tôi và cộng đồng doanh nghiệp rất mừng. Thời gian qua doanh nghiệp tôi cũng như cộng đồng doanh nghiệp thành phố Thủ Đức, TP.HCM tới thời điểm này thực sự gặp rất nhiều khó khăn, mong rằng trong thời gian tới thì thành phố sẽ có những chính sách linh hoạt hơn, cởi mở hơn trong giãn cách để doanh nghiệp có thể khôi phục được 1 phần sản xuất kinh doanh".   

Theo chuyên gia dịch tễ - bác sĩ Trương Hữu Khanh thì việc TP.HCM tính đến việc mở cửa từng phần các hoạt động kinh tế xã hội vào lúc này là phù hợp vì tỷ lệ miễn dịch tự nhiên từ người mắc khỏi bệnh và miễn dịch từ vaccine đều đang khá cao:

"Bây giờ khi tính toán với độ phủ vaccine cũng như số người đã mắc bệnh có miễn dịch tự nhiên thì cần tính toán đến chuyện mở từng phần giống như đã từng đóng từng phần. Khi đã đủ điều kiện thì chúng ta nên nghĩ đến việc vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế mới là đúng".    

Ảnh minh họa - Thanh Niên
Ảnh minh họa - Thanh Niên

Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn thì việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine và vaccine mũi 2 cho người làm việc ở các nhóm ngành khu vực sản xuất quan trọng đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở để từng bước mở cửa lại các hoạt động sản xuất kinh doanh:

"Ngay từ bây giờ chứng ta phải lên phương án ưu tiên vaccine mũi 2 cho các nhóm đối tượng đó để có thể đạt đươc tỷ lệ cao. Khi đạt đươc tỷ lệ đó thì chúng ta mới có thể xem xét nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa, giãn cách cũng như giới hạn các hoạt động kinh tế, đi lại. Cái đó rất quan trọng vì chúng ta không thể chờ, bởi có người đã đủ mũi 2 thì không thể chờ người khác tiêm mũi 2 vì như vậy sẽ chậm trễ cơ hỗi cho nền kinh tế của chúng ta".    

PGS TS. Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng viện nghiên cứu Đời sống và Xã hội (Social life) cho rằng TP.HCM đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan vì nếu mở cửa mà lơ là thì dịch bệnh quay trở lại sẽ trầm trọng hơn; nhưng cứ duy trì giãn cách như hiện nay thì doanh nghiệp và người dân sẽ khó mà cầm cự nổi, dễ gây ức chế xã hội.

Chuyên gia Nguyễn Đức Lộc cho rằng việc chuẩn bị cho các kịch bản từng bước khôi phục nền kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải thận trong:

"Chúng ta nói đến sự thích nghi nhưng chưa cụ thể hóa các kịch bản thích nghi. Dù là thích nghi chủ động hay thích nghi tự thân thì chúng ta phải phân loại ra các kịch bản, tính toán thật kỹ và lựa chọn tránh trường hợp thử nghiệm. Trong khoa học thì chúng ta có thể sửa sai nhưng đây là sự sống còn của xã hội của con người thì việc chúng ta thử sai 1 chính sách sẽ gây hệ lụy rất lớn.   

Tại cuộc làm việc mới đây với quận 7 và huyện Củ Chi, Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên đã cho rằng TP.HCM không thể giãn cách triệt để, nghiêm ngặt mãi được khi dịch đã lan rộng và ngấm sâu. Thành phố phải tính đến tình trạng “sống chung với dịch” với vaccine, thuốc điều trị, cũng như kiến thức chăm sóc sức khoẻ bản thân.

Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM nhấn mạnh cần phải bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế, không để nó sụp đổ. Do đó, Thành phố cần tính toán mở cửa dần từng bước, chắc chắn, mở tới đâu quản lý tới đó:

"Mở nếu không khéo, không quản lý được thì nó sinh chuyện, lây nhiễm trở lại bởi ai cũng ra. Còn nếu như chúng ta mở chậm, chắc mở tới đâu quản lý được tới đó nó mới đảm bảo được. Vậy vấn đề quan trọng là quản lý người tham gia ra xã hội cũng là cực kỳ quan trọng, phải tính; và nó phải bằng công nghệ chứ không thể quản lý theo kiểu kiểm soát với nhau được". 

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của một người dân vào sáng 25/8
Lực lượng chức năng TP.HCM kiểm tra giấy đi đường của một người dân vào sáng 25/8

Các cơ quan tham mưu của TP.HCM đã và đang hoàn thiện dự thảo phục hồi kinh tế cho địa phương này để nhằm ngăn chặn đà sụt giảm tiến tới từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên để dự thảo này trở thành một kế hoạch phục hồi hoàn chỉnh, đi vào thực tiễn và được người dân lẫn cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ thì quyết tâm thôi là chưa đủ.

Góc nhìn của VOV Giao thông: Quyết tâm thôi chưa đủ

85.000 doanh nghiệp trên cả nước phải ngừng hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2021, 28% trong số này là các doanh nghiệp tại TP.HCM phải đóng cửa do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Những con số này chỉ ra rằng sức khỏe của nền kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng báo động, và các doanh nghiệp hiện nay không khác gì người nhiễm COVID-19 đang cầu cứu đến bình oxy.   

Dù số lượng ca nhiễm mới mỗi ngày tại TP.HCM vẫn ở mức cao (trên dưới 7.000 ca mỗi ngày) nhưng TP.HCM đã phải tính tới chuyện từng bước mở cửa lại nền kinh tế với phương châm “an toàn đến đâu mở cửa hoạt động đến đó”. Đây là việc cần thiết bởi phương án “giãn cách xã hội” đã không còn phù hợp vì virus Sars CoV2 đã lan rộng thấm sâu, cũng như sức chịu đựng của người dân lẫn doanh nghiệp ngày càng cạn kiệt.   

Với những diễn biến dịch bệnh như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới từ đó điều chỉnh và hoàn thiện các phương án, kịch bản mở cửa nền kinh tế cho riêng mình. Ở đó, vaccine và tốc độ phủ vaccine cho người dân được xem là chìa khóa then chốt để mở cánh cửa sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vốn bị virus Sars CoV2 và biến thể Delta của nó bịt kín nhiều tháng qua.   

TP.HCM đang cho thấy một quyết tâm đủ lớn khi tăng tốc xét nghiệm để bóc tách F0 cũng như huy động mọi nguồn lực để đưa vaccine đến người dân nhiều nhất có thể. Song song đó cũng khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid 19 và phục hồi kinh tế thành phố với những con người và kế hoạch hành động cụ thể.   

Quyết tâm đó cần được hiện thực hóa rõ nét hơn bằng việc sớm khôi phục các chuỗi cung ứng, thúc đẩy hoạt động giao thương, hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, nâng cao năng lực quản trị lẫn tái cấu trúc hoạt động.

Cần chuyển nhanh, kịp thời các “bình oxy” là vốn, là đơn giản hóa thủ tục hành chính, là trợ cấp thất nghiệp, là bình ổn giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm…để người dân và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trước mắt.

Ở tầm vĩ mô, Quốc hội và Chính phủ cần xem xét và chấp thuận để TP.HCM áp dụng một số cơ chế đặc thù để quá trình phục hồi kinh tế của thành phố này diễn ra nhanh nhất có thể, từ đó tạo tác động lan tỏa cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.   

Không thể phủ nhận rằng, chúng ta đã chậm một bước trong việc truy đuổi và ngăn chặn virus Sars CoV2 lây lan. Do đó, chúng ta cần đặt mục tiêu đi nhanh hơn, xa hơn trước khi con virus nhỏ bé này có thể phá hoại mọi thứ.

Để làm được điều này thì chỉ quyết tâm của chính quyền TP.HCM thôi là chưa đủ, mà cần đến sự hỗ trợ tích cực của Quốc hội, Chính phủ; tinh thần vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp mà hơn hết là ý thức chấp hành, hợp tác từ phía người dân người dân.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //