Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cách nào kéo giảm giá xăng dầu?

Phóng viên - 04/11/2021 | 11:49 (GTM + 7)

Theo nhiều ý kiến, hiện nay Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang "cạn” dần, việc kéo giảm giá xăng dầu không thể trông chờ vào quỹ này mà cần các biện pháp mạnh hơn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân mua xăng tại một cây xăng ở Hà Nội chiều ngày 25/10

Đợt tăng giá xăng dầu ngày 26/10 vừa qua là đợt tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua, xăng tăng ngay lập tức ảnh hưởng đến đời sống của người dân và DN.

Tình hình covid diễn biến phức tạp, đời sống đã rất khó khăn rồi, bây giờ lại cộng thêm tăng giá xăng dầu nữa ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người dân chúng tôi.

Xăng dầu tăng phi mã như thế không biết cuộc sống tiếp theo như thế nào đây. Chạy xe dịch vụ phí sử dụng ứng dụng của các công ty rất cao, xăng tăng đến mấy lần nhưng giá cước vẫn không đổi. 

Vận tải khách là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp khi giá xăng dầu tăng mạnh. Theo ông Lê Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội ô tô Thanh Hóa, gần 1 tháng qua mặc dù xe khách chạy tuyến cố định liên tỉnh được phép hoạt động trở lại với công suất 50%, nhưng do không có khách nên số lượng đầu xe hoạt động khá ít, nhiều DN đành cho xe nằm bãi bởi càng chạy càng lỗ.

DN vận tải giá xăng dầu tác động rất lớn, bởi xăng dầu chiếm từ 35-40% doanh thu. Xăng dầu lên thế này tác động trực tiếp vào túi tiền của DN trong lúc bệnh dịch. DN xác định nếu chạy với lượng khách này không đủ đong dầu chứ chưa nói đến trả lương, thôi thì nằm ở nhà lỗ thì lỗ một thể. Một lít xăng chịu 3-4 loại phí, thuế cao quá. Bây giờ làm sao miễn hoặc giảm hẳn, sau cái này DN còn chết nữa. 

DN taxi cũng không ngoại lệ, ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Mai Linh Hà Nội chia sẻ, DN chưa kịp phục hồi sau gần 2 năm tê liệt thì nay giá xăng dầu tăng mạnh khiến cho việc phục hồi càng trở nên chật vật hơn. Trong khi DN đang cố gắng bình ổn giá cước thì giá xăng lại tăng phi mã.  

Chúng tôi mới được hoạt động trở lại 50% hơn 2 tuần qua, chúng tôi vẫn quyết tâm bình ổn giá, trong khi xăng dầu lại tăng phi mã. Khách hàng vốn dĩ đã vắng rồi, bây giờ mà tăng giá cước sẽ không có khách, nếu không tăng cước thì lái xe không có thu nhập, DN đang vào thế cùng khó. Trước mắt tôi kiến nghị bỏ phí bảo vệ môi trường cho xăng E5 và tạm dừng không thu phí bảo vệ môi trường từ nay đến hết tháng 6/2022, miễn toàn bộ phí bảo trì đường bộ. 

Từ 2022, thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ vào các ngày 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng.

Đồng cảm với những khó khăn của DN khi giá nhiên liệu leo thang, TS. Trần Du Lịch, nguyên Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, giá xăng dầu tăng đã đẩy cước phí vận chuyển và chi phí logistics lên cao. Chính phủ cần cân đối, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt để “kéo” chậm đà tăng giá. Tuy nhiên, Quỹ bình ổn cũng có giới hạn, vì thế cần tính toán thêm các công cụ khác.

Trong giai đoạn chúng ta đang giúp DN phục hồi và giúp người dân gặp khó khăn do mất sinh kế trong thời gian khá dài, trong giai đoạn nhất thời tôi cho rằng phải cân đối, tính toán lại kể cả việc giảm thuế và phí để bù đắp thông qua chính sách về tài khóa, chứ không thể nào chúng ta cứ để nó tăng liên tục, gây sốc cho người dân và DN. 

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa việc giảm thuế xăng dầu cần được xem xét, tính toán thận trọng cũng như dự báo sát tình hình khi giá dầu thế giới tiếp tục leo thang. Giải pháp căn cơ là cần tăng cường chế biến trong nước, giảm xuất khẩu dầu thô giá rẻ và kiểm soát chặt tình trạng buôn lậu xăng dầu. 

Tôi cho rằng buôn lậu xăng dầu là có sự tiếp tay, không phải những người buôn lậu xăng dầu họ tự tung tự tác như vậy nếu không có sự tiếp tay từ bên trong. Cho nên việc nghiêm trị, trừng trị thích đáng những kẻ buôn lậu xăng dầu có sự tiếp tay của cơ quan quản lý nhà nước là vấn đề quan trọng, cần phải có một giải pháp căn cơ. 

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, hiện nay nhà nước đang điều chỉnh giá xăng dầu thông qua 2 cái “van”, đó là Quỹ bình ổn giá xăng dầu và chính sách tài khóa. Cái “van” đầu tiên hiện đã xả hết; nếu xả tiếp cái “van” thứ hai, tức là giảm thuế xăng dầu thì nguồn thu sẽ cạn kiệt, rất nguy cho ngân khố quốc gia. Để giải quyết bài toán này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Trong bối cảnh buôn lậu xăng dầu rất lớn, Tổng cục Quản lý thị trường phải vào cuộc, phải chặn đứng buôn lậu mới có nguồn thu. Thứ hai, hiện nay những DN kinh doanh cây xăng, do quản lý đầu vào không chặt, nên chỉ tính thuế đầu vào không tính thuế đầu ra, nhà nước thất thu thuế nên Tổng cục thuế cùng với Bộ Công thương phải quản lý chặt. Bộ Tài chính cũng làm sao chống thất thu về thuế và những cái chưa thu được. Còn bản thân DN xăng dầu lúc này cũng phải biết chia sẻ với nhà nước và ngân hàng phải hỗ trợ về lãi suất cho quỹ bình ổn này. 

Một trong những giải pháp mà các chuyên gia khuyến nghị hiện nay đó là tăng cường khai thác và chế biến dầu thô trong nước. Theo đó, từ cuối tháng 9 sau khi nhiều tỉnh, thành nới lỏng giãn cách Nhà máy lọc đâu Dung Quất đã nâng công suất tối thiểu lên 85% vào ngày 22/9 và hiện đang vận hành 100% công suất, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo nguồn cung trong nước, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng trực lợi. 

Điều hành giá xăng dầu thực sự là bài toán khó, khiến các nhà hoạch định chính sách rất đau đầu, bởi đây là mặt hàng chiến lược nên khi xăng dầu tăng giá dễ làm “tổn thương” nền kinh tế.

Mặc dù Bộ Công thương đã rất nỗ lực kéo giá xăng dầu trong nước không tăng tiệm cận với giá thế giới thông qua Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tuy nhiên quỹ này hiện đã âm nên cần tính đến các giải pháp tổng thể. 

Đó cũng là góc nhìn của VOVGT qua bình luận: Giá xăng dầu thả nổi theo cơ chế “thuyền lên nước lên” người dân, DN lãnh đủ.

Theo các chuyên gia, giá xăng dầu của mỗi quốc gia phụ thuộc vào 2 yếu tố là giá thế giới và chính sách tài chính của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thị trường xăng dầu ở nước ta chưa có sự cạnh tranh một cách đầy đủ, do còn có những DN giữ vị trí thống lĩnh thị trường, buộc nhà nước phải quản lý bằng giá cơ sở.

Theo Luật cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên hoặc nhóm giữ vị trí độc quyền khi 2 doanh nghiệp có thị phần 50% hoặc 3 doanh nghiệp có thị phần 65%.

Trong khi đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện đang chiếm 50% thị phần - giữ vị trí thống lĩnh thị trường, Tổng Công ty Dầu VN chiếm 21%. 

Với đặc thù này, hiện nhà nước đang điều chỉnh giá thông qua Quỹ bình ổn giá xăng dầu và chính sách tài khóa. Trước sự biến động lớn của giá xăng dầu quốc tế, nhà nước phải dùng quỹ này để hỗ trợ giảm giá và bình ổn giá. Tuy nhiên, Quỹ bình ổn hiện đã xả hết và đang âm khoảng 1.500 tỷ đồng. Khi chiếc “phao cứu sinh” Quỹ bình ổn đã cạn kiệt, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ nên tính toán giảm thuế xăng dầu, bởi trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu thuế hiện đang chiếm 42%. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 khiến cho sản xuất suy giảm, nguồn thu hạn chế và tiền dự trữ đang phải chi cho chống dịch. Mới đây Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 406 về một số giải pháp miễn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp. Vì thế, nếu tục giảm thuế xăng dầu thì nguồn thu sẽ cạn kiệt, ngân khố quốc gia sẽ lâm nguy. 

Thế nhưng, nếu cứ thả nổi giá xăng dầu theo cơ chế “thuyền lên nước lên” sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Ước tính nếu xăng dầu tăng 10% thì GDP sẽ giảm 0,5%, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,36%, ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế và tăng trưởng.

Vì thế, Chính phủ cần có giải pháp tổng thể để tăng thu ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu; kiểm soát chặt chẽ buôn lậu và kinh doanh xăng dầu, tăng cường thu thuế kinh doanh online nhằm chống thất thu thuế; đồng thời không được tận thu đầu vào và quản chặt chi đầu ra.  

Và cuối cùng mới tính đến giảm thuế xăng dầu, hiện xăng dầu đang chịu 4 loại thuế là: Thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường, thế nhưng giảm loại nào cần được tính toán rất kỹ. Trong đó thuế nhập khẩu cũng đã chạm đáy; còn với thuế giá trị gia tăng xăng dầu hiện không có trong danh mục giảm theo Nghị quyết 406 của Quốc hội. Vì thế, chỉ có thể xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường ở mức hợp lý. 

Mới đây Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 95/2021 sửa đổi bổ sung Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó từ ngày 2/1/2022, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước sẽ được điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày một lần thay vì 15 ngày như hiện nay.

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động, làm giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc giá biến động ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định biện pháp điều hành. Ngoài ra nghị định 95 còn thay đổi công thức tính giá cơ sở, gồm cả tỷ trọng nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu.

Đây là động thái tích cực nhằm ngăn chặn sự biến động “sốc” của giá xăng dầu. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng cần ngăn trục lợi

Bộ Công Thương cho rằng giải pháp chống phát ngược và mua với giá 0 đồng (trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia) với điện mặt trời mái nhà là phù hợp, vừa khuyến khích loại hình này vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

TP.HCM: Du lịch dịp nghỉ lễ ước đạt hơn 3 nghìn tỷ

TP.HCM: Du lịch dịp nghỉ lễ ước đạt hơn 3 nghìn tỷ

Sở Du lịch TP.HCM vừa thông tin về kết quả tình hình du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5. Doanh thu năm nay ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2023 là 3.130 tỷ đồng).

// //