Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Các bộ ngành có thể tự đồng bộ dữ liệu để người dân đỡ vất vả, được không?

Quách Đồng - 25/06/2022 | 5:45 (GTM + 7)

Sau khi phải xếp hàng để làm căn cước công dân gắn chíp, người dân tiếp tục phải mang các loại giấy tờ cá nhân để được cấp mã định danh điện tử, rồi đem căn cước đi thông báo cho các nơi giao dịch để cập nhật dữ liệu mới.

Vậy, các Bộ, ngành, các tổ chức có thể tự động tích hợp, cập nhật dữ liệu liên thông, trên cơ sở đối chiếu dữ liệu dân cư do Bộ Công an quản lý được không, để vừa đẩy nhanh tiến độ số hóa, đồng bộ dữ liệu, vừa đỡ vất vả cho người dân, tiết kiệm cho xã hội? 

Phóng viên VOVGT đối thoại với ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet VN xung quanh nội dung này:

PV: Theo ông, liệu chúng ta có thể tích hợp theo quy trình là các cơ quan, tổ chức tự hiệu chỉnh trên cơ sở dữ liệu căn cước công dân do Bộ Công an quản lý hay không?

Ông Vũ Hoàng Liên: Nguyên tắc về các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành liên thông với nhau để tăng hiệu quả quản lý nhà nước, cũng như dịch vụ công và phục vụ người dân là nguyên tắc bắt buộc mà chỉ đạo của Chính phủ là đương nhiên có chuyện này rồi. Chỉ có điều là các Bộ có thật sự làm việc với nhau không.

Những dữ liệu khác hoàn toàn có thể được bổ sung vào cơ sở dữ liệu để đảm bảo sát thực với đối tượng theo quản lý thống nhất của quốc gia trên cơ sở định danh đã xác xác thực quốc gia.

Nó có thể bổ sung vào và sử dụng bổ sung như thế nào thì đấy là việc làm sạch chọn lọc dữ liệu tin cậy của phía chịu trách nhiệm về dữ liệu xác thực quốc gia.

Cho nên họ hoàn toàn nên thu thập dữ liệu đó và kiểm tra tính xác thực và độ tin cậy để cập nhật, bổ sung. Chuyện đấy nên làm, nhưng điều đó không có nghĩa rằng là đương nhiên có thể thay thế được.

Vì người ta phải có những nguyên tắc để kiểm tra, đảm bảo những dữ liệu đó tin cậy được vàđúng các chuẩn có thể phục vụ cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu xác thực của quốc gia.

Đông đảo người dân đến PC64 - Công an TP HCM làm thẻ căn cước công dân. Ảnh: Hoàng Triều/NLĐ

Đông đảo người dân đến PC64 - Công an TP HCM làm thẻ căn cước công dân. Ảnh: Hoàng Triều/NLĐ

PV: Như vậy, người dân thay vì bắt buộc phải đi làm từng bước thì các cơ quan chức năng và công an có thể làm việc với nhau hay không?

Ông Vũ Hoàng Liên: Chuyện người dân tự đi làm thì đã dựa trên những dữ liệu thu thập của phía công an.

Nếu có sự phối hợp giữa các bộ, ngành với nhau, để liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành và Bộ Công an sẽ chọn lọc những dự liệu đủ độ tin cậy và đúng mẫu thông tin cần thiết.

Một khi đã có những dữ liệu này rồi, thì đương nhiên là Bộ Công an họ cũng không đòi hỏi người dân phải làm thêm cái gì đâu.

Những dữ liệu đã có đủ độ tin cậy là đương nhiên được dùng, chứ không phải vì thế mà phiền hà gì cho người dân đâu.

PV: Vậy trong quá trình đồng bộ hóa này, theo ông cần lưu ý điều gì để hạn chế sai sót cũng như tránh sự phiền hà cho người dân?

Ông Vũ Hoàng Liên: Theo tôi hiểu thì hiện nay Bộ Công an đang làm trên tinh thần là hạn chế tối đa phiền hà người dân phải khai báo hay là phải đi lại không cần thiết.

Họ đã thu thập tối đa những dữ liệu cần thu thập, tận dụng tối đa những dữ liệu đã có rồi và nếu bổ sung thêm dữ liệu của các bộ, ngành khác, nếu có, thì cái đấy là tốt thôi.

Còn nếu mà người dân phải đến thì đều là những dữ liệu liên quan đến sinh trắc học, là những thứ mà người dân phải trực tiếp đến. Hoặc là có yêu cầu pháp lý nào đó nữa, thì người dân đến điểm thôi chứ không phải là lặp lại việc cập nhật bổ sung dữ liệu đâu.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //