Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Cụ thể, Nghị định số 95 năm 2022 thay thế Nghị định số 75 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Theo Nghị định mới, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Y tế sẽ bỏ đơn vị Tổng cục Dân số, đổi thành Cục Dân số. Đơn vị trực thuộc sẽ không còn Vụ Trang Thiết bị và Công trình y tế, Tạp chí Y dược học, Vụ Truyền thông thi đua và khen thưởng, Cục Công nghệ thông tin. Sẽ có các đơn vị mới được thành lập gồm: Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, Trung tâm y tế Quốc gia.
Như vậy, sau khi hoàn tất việc cơ cấu lại tổ chức theo Nghị định 95, Bộ Y tế sẽ rút ngắn từ 23 Vụ, Cục, đơn vị xuống còn 21 Vụ, Cục, đơn vị.
Nghị định quy định, Tổng cục Dân số, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dân số, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế.
Được biết, trưa ngày 15/11/2022, trên group phóng viên theo dõi Bộ Y tế, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Thi đua và Khen thưởng cũng đã gửi lời tạm biệt và cảm ơn tới các nhà báo, phóng viên đã đồng hành, chia sẻ những giai đoạn khó khăn, thách thức với đơn vị trong hơn 10 năm qua.
Ông Nguyễn Đình Anh mong muốn, sau khi Vụ Truyền thông kết thúc sứ mệnh, đội ngũ làm báo sẽ tiếp tục đồng hành với ngành y tế vì mục đích chung, hướng đến chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là vụ tổng hợp thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ; cung cấp thông tin y tế; quản lý báo chí, xuất bản và công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế.
Trong đại dịch Covid-19 thời gian qua, Vụ Truyền thông đã tích cực cử các cán bộ, chuyên viên đồng hành cùng các y, bác sĩ, các nhà báo, phóng viên vào tâm dịch, cung cấp những thông tin, chiến dịch truyền thông nóng hổi, chân thực và hữu ích tới công chúng.
Trước đó, Bộ Nội vụ đã đề nghị không duy trì Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng và chuyển chức năng, nhiệm vụ thi đua, khen thưởng về Vụ Tổ chức cán bộ, chuyển chức năng, nhiệm vụ về truyền thông về Văn phòng Bộ Y tế để thu gọn đầu mối tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế theo Nghị định 95/2022 như sau:
1.Vụ Bảo hiểm y tế. 2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em. 3. Vụ Tổ chức cán bộ. 4. Vụ Kế hoạch - Tài chính. 5. Vụ Pháp chế. 6. Vụ Hợp tác quốc tế. 7. Văn phòng Bộ. 8. Thanh tra Bộ. 9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo. 10. Cục Y tế dự phòng. 11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS. 12. Cục Quản lý Môi trường y tế. 13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. 14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền. 15. Cục Quản lý Dược. 16. Cục An toàn thực phẩm. 17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế. 18. Cục Dân số. 19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế. 20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia. 21. Báo Sức khỏe và Đời sống./.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?