Bỏ phí rác hữu cơ, gia tăng gánh nặng xử lý môi trường
Phóng viên - 13/09/2021 | 6:35 (GTM + 7)
Rác hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn trong rác thải sinh hoạt nhưng chưa được nhận được sự quan tâm lớn trong việc tái sử dụng kể cả ở khu vực đô thị và nông thôn. Điều này không chỉ gây lãng phí mà còn làm gia tăng áp lực xử lý rác thải.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều hộ nông dân ở một số huyện như Đan Phượng, Hoài Đức gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Nhiều gia đình đã bỏ hàng trăm kg rau quả ngoài đồng không thu hoạch.
Dù biết rằng, số rau củ này có thể ủ làm phân bón hữu cơ nhưng gia đình chị Thanh Huyền, trú tại huyện Đan Phượng cùng nhiều hộ nông dân khác chẳng thể làm vì không có chế phẩn sinh học để ủ phân: 'Rạ, rơm người ta không cho đốt ở bãi, trước người ta cũng có cho để ủ lại thành phân. Rau màu này ai người ta cho, rau màu không bán được người ta bỏ ở dưới ruộng. Nhà nào làm nhiều thì bỏ nhiều'
Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, lượng rau, củ quả, thức ăn thừa tại các hộ gia đình, các nhà hàng ăn uống, chợ, các xưởng chế biến thực phẩm … cũng đang bị bỏ đi một cách lãng phí.
Ông Đinh Đăng Hải, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Healthbridge tại Canada cho biết: 'Rác hữu cơ của Hà Nội khoảng trên 40%. Rác sinh hoạt của mình phần thức ăn, rau củ quả, thức ăn thừa rất nhiều. Ngành công nghiệp chế biến thức ăn đang phát triển và chưa ở mức độ cao so với các nước khác'
Thạc sỹ Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng vi sinh nông nghiệp, Học viện nông nghiệp cho rằng, rác hữu cơ ở các nhà hàng, xưởng chế biến thực phẩm cũng đã được một số cá nhân, đơn vị nhỏ lẻ lấy về làm thức ăn chăn nuôi nhưng tỷ lệ chưa cao. Nguyên nhân là do: 'Tại các khu vực nhiều nhà hàng, khách sạn lại không phát triển chăn nuôi. Cho nên việc vận chuyển từ trung tâm Hà Nội về ngoại thành Hà Nội làm đội lên chi phí rất nhiều. Việc tận dụng rác hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là bỏ vào rác đô thị, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Và rác ở các khu vực chế biến, việc tái chế chưa thực sự quan tâm
GS Hoàng Xuân Cơ, giảng viên cao cấp khoa Môi trường, Đại học khoa học tự nhiên cho rằng, rác hữu cơ có thể tái sử dụng, vì vậy trong quá trình xử lý rác hữu cơ cần cân nhắc lợi ích của từng phương pháp: 'Trong rác sinh hoạt, tỷ lệ rác hữu cơ có rất nhiều. Nếu đem đốt, không tốt bằng tận dụng để làm phân composte. Liệu đốt rác hữu cơ có tốt hơn là sử dụng phương pháp khác?'
Theo số liệu của Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp, năm 2020 cả nước có trên 156,8 triệu tấn phụ phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành chăn nuôi.
Trung bình mỗi ngày Hà Nội phát sinh khoảng 7.000 tấn rác và con số này tại TP.HCM là khoảng 10.000 tấn/ ngày, trong đó, phần lớn lượng rác hữu cơ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đưa vào các nhà máy đốt rác.
Các chuyên gia cho rằng, nếu có những giải pháp giải quyết số lượng phụ phẩm nông nghiệp và rác hữu cơ tại các đô thị sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm gánh nặng xử lý rác thải. Đồng thời, việc tận dụng nguồn “tài nguyên” này, còn góp phần thúc đẩy sản xuất phân bón hữu cơ tại các nhà máy và các hộ gia đình, là cơ sở bền vững cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trong tương lai.
Độc đáo mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học
Sử dụng men vi sinh để “biến” rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ, bón cho cây trồng và hạn chế rác thải ra môi trường. Đây là biện pháp được hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh đang thực hiện và mang lại những kết quả bất ngờ:
Bắt đầu triển khai từ đầu năm 2021, đến nay, 4 xã trên địa bàn huyện Đông Anh bao gồm Liên Hà, Dục Tú, Mai Lâm, Võng La đã tích cực phân loại rác thải thành 3 loại: rác hữu cơ, rác tái chế và rác còn lại. Kết quả kiểm toán các loại rác thải sinh hoạt trong 30 ngày tại huyện Đông Anh cho thấy, lượng rác tái chế chiếm 11%, lượng rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, 57% và lượng rác còn lại chiếm 32%.
Để tận dụng lượng rác thải hữu cơ, huyện Đông Anh phối hợp với Live and Learn thí điểm sử dụng chế phẩm sinh học để biến rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ. Dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học và cán bộ phòng tài nguyên môi trường huyện Đông Anh, người dân sử dụng một lượng nhỏ men vi sinh được hỗ trợ, hòa với đường và 1 lít nước, sau đó phun lên rác hữu cơ để riêng trong một thùng hoặc hố dưới đất đã lót một số chất độn như mùn cưa, trấu… Sau khi ủ 30-40 ngày, rác hữu cơ sẽ trở thành phân bón hữu cơ, rất tốt cho việc bón cây trồng.
Bác Trịnh Thị Yến, Bí thư chi bộ thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh hào hứng chia sẻ, c ác loại rau, cây trồng được bón bằng phân hữu cơ phát triển tốt và cho năng suất tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc phân loại và làm phân hữu cơ đã giúp gia đình bác và thôn Hà Lỗ giảm lượng lớn rác thải ra môi trường: 'Có một sự thay đổi rõ rệt. Nếu như trước hầu như nhà nào mỗi ngày đều mang rác ra một lần. Rác mang đi chủ yếu là giấy bóng thừa, không thể phân hủy, 3 ngày mới mang đi một lần. Nếu như các thôn, các làng, các xã làm tốt phân loại rác tạo được môi trường trong sạch'.
Bác Trịnh Thị Yến cho biết, các tổ trưởng, tổ phó các tổ dân cư ở thôn Hà Lỗ đã tích cực vận động, tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động phân loại rác tại nguồn và ủ phân hữu cơ nên đến nay, gần 100% hộ gia đình tại thôn đã thực hiện theo phương pháp này.
Ngoài ra, mô hình này cũng được nhân rộng tại các xã Võng La, xã Mai Lâm, xã Dục Tú…giúp giảm tới xấp xỉ 70% lượng rác thải ra môi trường.
Câu chuyện đỗ xe ô tô tại đô thị lớn như Hà Nội luôn là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Vừa qua, VOV Giao thông lại liên tục nhận được phản ánh của các tài xế và người dân về nhiều vấn đề xoay quanh việc trông giữ xe ô tô tại phố Hào Nam (Đống Đa, Hà Nội).
Thời gian gần đây, không ít địa phương tranh thủ nhà trường để yêu cầu phụ huynh cài đặt phần mềm iHanoi, thậm chí giáo viên chủ nhiệm còn được yêu cầu gọi điện cho phụ huynh để xác nhận việc đã cài đặt phần mềm này và lấy đó làm cơ sở báo cáo chỉ tiêu, số liệu.
Quốc lộ 5 - Tuyến đường bộ huyết mạch khu vực phía Bắc, nối liền giữa Hà Nội và Hải Phòng dự kiến sẽ có đường trên cao. Đây là đề xuất của Sở GTVT tỉnh Hải Dương nhằm ứng phó với tình trạng mãn tải (lưu lượng xe vượt 6 lần lưu lượng thiết kế), nguy cơ TNGT cao trên Quốc lộ này.
Bộ Công an đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó, Ban soạn thảo đã đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt đối với người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.
Bên cạnh Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh) là 1 con đường được xây dựng khang trang có cây xanh lại nằm dọc bờ kênh rạch vô cùng thơ mộng, tuy nhiên con đường này lại đang trở thành nơi để tập kết và chất rác thải chất đống từ 1 bãi rác gần đó.
Ngày 15 tháng 10 âm lịch hằng năm là Lễ Ooc-Om-Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ. Dưới ánh trăng ngà, lễ vật được trang trọng dâng lên cúng bái các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa. Cùng với các món ngon bình dị thì cốm dẹp trộn dừa là món chính.
Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2024, trên toàn địa bàn thành phố đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm chết 381 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, số người thương vong ở độ tuổi học sinh là không hề nhỏ.