Với phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCC và CNCH, thời gian qua, trên địa huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo để nâng cao công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, nổi bật trên địa bàn bàn xã Canh Nậu là mô hình xe cứu hỏa 'ba gác' – xe chữa cháy mini.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được biết đến với nghề gỗ qua các sản phẩm nổi tiếng như sập, tủ, bàn ghế, bàn thờ…
Với đặc thù làm nghề gỗ, thời gian qua lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH huyện Thạch Thất, chính quyền địa phương luôn nâng cao công tác phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn xã Canh Nậu. Bà Nguyễn Thị Vân chủ cơ sở làm gỗ lâu năm chia sẻ:
"Tại cơ sở tổi PCCC của thôn của xóm tôi vào ngày rằm chúng tôi họp và tuyên truyền cùng nhau tìm hiểu về công tác PCCC. Chúng tôi luôn chuẩn bị trong gia đình có từ 1 đến 2 bình chữa cháy. Chúng tôi luôn chuẩn bị trong gia đình có 1 2 bình chữa cháy. Đường điện đi bằng đường gen để đảm bảo an toàn vì trong gia đình toàn đồ dễ cháy, đồ gỗ, nên công tác PCCC rất là trọng tâm".
Công tác phòng cháy nổi bật là mô hình xe chữa cháy mini hay còn được bà con trong xã gọi bằng tên thân mật là xe cứu hỏa 'ba gác'. Điểm đặc biệt của chiếc xe này có thể luồn lách trong các ngõ sâu trong làng.
Cấu tạo của xe chữa cháy mini gồm 1 téc nước 1 - 2 m3 và máy bơm công suất lớn, hệ thống lăng vòi và dụng cụ cứu nạn. Đánh giá về mô hình trên, Thiếu tá Dương Văn Thắng, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an huyện Thạch Thất cho biết:
"Mô hình xe chữa cháy mini là kết quả của công an huyện đã phối hợp với chính quyền xã Hữu Bằng, xã Canh Nậu để triển khai, tuyên truyền vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa để nghiên cứu sáng tạo, hoán cải xe chở gỗ thành xe chữa cháy mini.
Mô hình này đã được nhân rộng ở 4 xã trên địa bàn huyện và được thành phố, Bộ Công an rất biểu dương, khen gợi. Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ định hướng nhân rộng trong toàn thành phố cũng như toàn quốc".
Ông Nguyễn Đức Đường – Phó Chủ tịch xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất cho biết, căn cứ các quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ, UBND xã xây dựng, ban hành kế hoạch phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH nêu cao công tác tuyên truyền và điều tra cơ bản, phân loại ra các cơ sở sản xuất, nhà ở có nguy cơ cháy nổ cao:
"Canh Nậu là xã làng nghề với số dân tương đối đông. Chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra để đánh giá, phân loại những cơ sở nào có nguy cơ cháy nổ cao để đề ra các biện pháp phòng cháy, chữa cháy cho có hiệu quả và đảm bảo bảo tính mạng của người dân, tài sản".
Cùng với đó, là lực lượng cán bộ công an tại cơ sở cũng được các đồng chí phát huy, kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương. Thượng úy Nguyễn Văn Trường – Đội Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an huyện Thạch Thất, cán bộ phụ trách địa bàn xã Canh Nậu cho biết: "Tôi là cán bộ địa bàn thì thường xuyên xuống tham mưu cho chủ tịch ủy ban xã để ban hành các quy định, nội quy phòng cháy. Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi làm việc định kỳ hàng tháng với lãnh đạo ủy bân, nâng cao công tác phòng cháy thể hiện vai trò trách nhiệm của ủy ban trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy.
Ngoài ra chúng tôi thường xuyên buổi tuyên truyền theo các kỳ cuộc, phối hợp với UBND xã Canh Nậu trong công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy".
Là một trong những lực lượng nòng cốt tại cơ sở trong công tác PCCC và CNCH, Đội dân phòng PCCC xã Canh Nậu cũng được chú trọng tập huấn, nâng cao nghiệp vụ và trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ, dụng cụ PCCC.
Ông Nguyễn Đức Lợi, Tổ trưởng tổ dân phòng xã Canh Nậu chia sẻ:"Hàng năm đảng ủy xã thường tổ chức cho các lực lượng dân phòng, chủ cơ sở sản xuất mộc và bà con trên địa bàn để nâng cao công tác PCCC cho bà con.
Còn riêng đội dân phòng phòng cháy của chúng tôi thì hàng ngày đều tập luyện các phương án phòng cháy , chữa cháy. Để khi có tình huống xảy ra cháy nhanh chóng cơ động đến nơi, lợi dụng thời điểm vàng để chữa cháy, không để lan rộng".
Có thể thấy, công tác PCCC&CNCH đã được lan tỏa, đi sâu, đi sát tới từng địa bàn. Nhiều mô hình phòng cháy, chữa cháy được sáng tạo và cho ra đời ứng với thực tế địa bàn. Đây là một tín hiệu tích cực trong việc nâng cao công tác PCCC và CNCH, giảm thiểu thiệt hại từ các vụ cháy.
Hy vọng rằng mô hình xe chữa cháy mini như tại xã Canh Nậu, xã Hữu Bằng của huyện Thạch Thất (Hà Nội) sẽ tiếp tục được nhân rộng, lan tỏa tới các địa phương.
Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.
Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.
UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.
Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.
Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.