Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Không chỉ vì di sản, phải vì người dân

Phóng viên - 01/11/2020 | 8:03 (GTM + 7)

Dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội năm nay cũng tròn 16 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, 25 năm Hà Nội chính thức có Ban quản lý phố cổ. Bên cạnh nhiều thành quả tích cực, vấn đề nâng cao chất lượng sống của người dân ph

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hà Nội cần nâng tầm Khu phố cổ Hà Nội trở thành một bảo tàng sinh thái độ thị mở, hiện đại, không vách ngăn

Khu phố cổ Hà Nội đang đứng trước nhiều biến động to lớn, phức tạp của sự thích ứng trước sự phát triển của đời sống xã hội, đặc biệt là tình trạng hạ tầng biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng.

TP. Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để cải tạo đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, hệ thống điện, nước. Người dân phố cổ hiện không còn cảnh thiếu điện, thiếu nước, dùng xí thùng. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do mật độ dân số lớn, diện tích ở chật hẹp, tiện nghi kém. Vẫn còn 562 người sống bên trong di tích.

Theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn, Nguyên Ủy viên Ủy ban KHCNMT của Quốc hội, công tác di dân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển phố cổ. Nhưng hiện ít được người dân ủng hộ bởi giá trị thương hiệu Khu phố cổ quá lớn. Đến nay, mới có khoảng 100 hộ dời khỏi di tích, đình, chùa, đền, trường học, cơ quan: “Chúng ta phải có chính sách, chế độ động viên họ đến nơi ở mới. Dù điều kiện sống khá hơn nhưng không có công ăn việc làm, không quan hệ hàng xóm, huyết thống thì họ không biết làm gì, chơi với ai thì không được. Người làm chính sách cần lưu ý điều này”.

Đồng quan điểm, Giáo sư Đặng Văn Bài – Nguyên Cục trưởng Cục bảo vệ di sản cho rằng, đa phần quỹ kiến trúc trong phố cổ là sở hữu tư nhân, của cộng đồng. Công tác bảo tồn phải phục vụ và huy động nguồn lực từ cộng đồng, các nhà khoa học: “Quốc tế đã làm và thành công. Ở Việt Nam, phố cổ Hội An cũng đã làm. Đại diện cộng đồng chính là người gần và hiểu dân nhất, biết dân mong đợi, suy nghĩ gì. Chúng tôi rất mong thành lập sớm ban đại diện cộng đồng để thành cánh tay hỗ trợ đắc lực cho Ban quản lý phố cổ Hà Nội”.

Chia sẻ đề xuất này, bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng ban quản lý phố cổ Hà Nội khẳng định, hiện Ban đang dựa vào sự tư vấn hữu ích của các nhà khoa học trong việc tạo điều kiện cho người dân khu phố cổ di dời, cải tạo không gian nhà: “Có những bước thỏa thuận, hộ dân xin phép xây dựng các ngôi nhà xuống cấp. Chúng tôi có tổ chuyên gia trong Ban quản lý để hướng dẫn tận tình cho người dân tuân thủ đúng các quy định của Thành phố, Bộ Xây dựng đưa ra”.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể sống, cần đặt người dân vào vị trí trung tâm để bảo tồn, phát huy

PGS Nguyễn Trúc Anh – Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội nêu thông tin: Sở đang tư vấn xây dựng quy chế quản lý kiến trúc mới, trình TP Quy hoạch không gian ngầm 4 quận trung tâm, Quy hoạch phân khu quận Hoàn Kiếm, gồm: phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm và phụ cận. Trong đó trọng tâm hướng tới phát triển dịch vụ, du lịch. Mục tiêu là giãn dân 4 quận nội thành từ 1,1 triệu dân hiện nay xuống 800 nghìn dân.

“Chúng ta tham khảo mô hình BID, những khu vực đặc thù buôn bán. Vai trò cộng đồng của người dân là quan trọng nhất. Họ bảo tồn các giá trị, cải tạo chỉnh trang các không gian công cộng, hấp dẫn du lịch, buôn bán sầm uất hơn. Từ đó thu được thêm thuế, phí để tái phát triển phố cổ”, PGS Nguyễn Trúc Anh nói.

Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cũng khẳng định, Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể sống, cần đặt người dân vào vị trí trung tâm để bảo tồn, phát huy: “Không chỉ là giá trị vật thể, phi vật thể, cốt lõi là phải lấy người dân làm trung tâm bảo tồn, phát huy. Muốn vậy, cần quan tâm các yếu tố không gian vật chất, văn hóa, tạo được nguồn thu nhập để người dân phát triển kinh tế. Đấy mới là cái cần thiết”.

Nhiều ý kiến các nhà chuyên môn cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần nâng tầm Khu phố cổ Hà Nội trở thành một bảo tàng sinh thái độ thị mở, hiện đại, không vách ngăn; từ một di sản trở thành động lực phát triển cho thành phố. Hà Nội có thể thực hiện các tuyến phố đi bộ-mua sắm-thương mại quy mô hơn; thí điểm không gian sáng tạo-đối thoại; nhà sinh hoạt văn hóa điển hình; quy hoạch chi tiết đến từng khu phố, từng nhà dân để người dân dễ dàng thực hiện cải tạo, cơi nới tại các vị trí cần ưu tiên, bức thiết nhất.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 30/10 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn

Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn

Chuyện ăn ngủ của học sinh tưởng chừng là chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Song, chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học liên tục bị đặt dấu hỏi và vẫn còn là một “ẩn số” khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sức khỏe của con em mình.

“Nếu tôi nhận được thông tin trực tiếp từ phụ huynh, chỉ cần 30 phút sau sẽ giải quyết”

“Nếu tôi nhận được thông tin trực tiếp từ phụ huynh, chỉ cần 30 phút sau sẽ giải quyết”

Sau loạt bài Hành trình phóng viên “Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức lên tiếng rằng, ông cũng tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh từ suất cơm bán trú tại trường THCS Lương Định Của.

Ngắm cầu Long Biên 'rệu rã' trước khi được sửa chữa, tôn tạo

Ngắm cầu Long Biên "rệu rã" trước khi được sửa chữa, tôn tạo

Sau hơn 120 năm, cầu Long Biên (Hà Nội) hiện đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, từ giữa tháng 10/2024, các chuyên gia Pháp đã tới Việt Nam để hỗ trợ nghiên cứu tu sửa cây cầu này.

'Cánh tay' nối dài giúp CSGT xử lý vi phạm

"Cánh tay" nối dài giúp CSGT xử lý vi phạm

Thay vì xử lý trực tiếp các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ hay phạt nguội qua camera giám sát, mới đây Phòng CSGT TP. Hà Nội đã triển khai , kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" giúp tiếp nhận thông tin, hình ảnh và phản ánh các vi phạm từ người dân dễ dàng hơn.

Kiểm soát kinh doanh hoá chất độc hại, góp phần hạn chế các vụ trọng án

Kiểm soát kinh doanh hoá chất độc hại, góp phần hạn chế các vụ trọng án

Sau 2 tháng tổng kiểm tra rà soát, Công an TPHCM đã khởi tổ 6 vụ án với 31 bị can về tội “mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, trong đó đáng chú ý là thu giữ gần 10 tấn xyanua – 1 loại hoá chất cực độc được tìm thấy trong nhiều vụ trọng án thời gian vừa qua.

Nhiều công trình xây dựng, không khí Hà Nội ô nhiễm

Nhiều công trình xây dựng, không khí Hà Nội ô nhiễm

Càng gần về cuối năm, thành phố Hà Nội có nhiều công trình sửa chữa, cải tạo chỉnh trang đô thị, nhiều nhà dân cũng đẩy nhanh tiến độ cho kịp hoàn thành trước Tết Nguyên Đán.

Vinh danh các tác phẩm xuất sắc nhất Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương”

Vinh danh các tác phẩm xuất sắc nhất Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương”

Hội đồng Giải thưởng đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của Cuộc thi năm nay, trong đó có 2 giải Vàng, 4 giải Bạc và 10 giải Khuyến khích.

// //