Hơn 80 đầu sách đình đám trong các lĩnh vực kinh doanh, phát triển bản thân, trong đó có nhiều cuốn là bản quyền của NXB Trẻ, đã được sản xuất thành sách nói, chép vào USB và được bán công khai trên thị trường.
Tuy nhiên, đại diện NXB Trẻ khẳng định: chưa bán bản quyền sách nói cho bất kỳ một đơn vị nào. Vì sao lại tồn tại lỗ hổng lớn như vậy về bản quyền?
Chỉ cần gõ cụm từ “USB sách nói” trên công cụ tìm kiếm Google, các bạn sẽ tìm được 5,4 triệu kết quả chỉ trong chưa đầy nửa giây. Sách nói được bán rộng rãi, công khai trên mạng internet, thậm chí, trên cả những trang thương mại điện tử lớn như: Lazada, Sendo,…
Phóng viên chương trình Đường tin đã tìm hiểu trên một trang Facebook bán sách nói và được nghe quảng cáo với nội dung như sau: USB sách nói là tập hợp tất cả cuốn sách được người đọc thể hiện lại bằng giọng đọc một cách truyền cảm. 80 cuốn sách trong USB đều là những cuốn sách kinh điển. Chỉ cần mua 1 chiếc USB như thế này thì bạn có thể sở hữu kho tàng kiến thức đồ sộ. Giá thành của nó vô cùng rẻ, chỉ 499.000 đồng là bạn đã có gần 100 cuốn sách kinh điển. Với số tiền như vậy mà bạn mua sách đọc ở bên ngoài thì chỉ mua được một vài cuốn mà thôi.
Ngạc nhiên trước hình thức sản xuất sách nói và quảng cáo rầm rộ, một doanh nhân ngành sách tại TP.HCM đã đặt mua 1 chiếc USB sách nói. Kết quả, chiếc USB được gửi đến với đầy đủ nội dung như đã giới thiệu, thậm chí, giọng đọc rõ ràng và ghi âm tốt. Một nhà văn khác cũng vào trang Facebook của đơn vị phát hành để nhắn tin, hỏi về việc: họ có được phép sử dụng những ấn phẩm này để làm sách nói hay không không? Đáp lại, nhà văn đã bị block (chặn nick), không thể truy cập được vào trang đó nữa.
Theo các chuyên gia, những người làm sách nói này không hề có trong tay quyền thực hiện. Bởi rất nhiều tác phẩm là sách dịch từ nguyên tác của nước ngoài, đơn vị làm sách giấy đã phải mua bản quyền để được thực hiện bản tiếng Việt tại thị trường Việt Nam. Rất nhiều cuốn sách được chuyển thể sang dạng sách nói đang thuộc quyền sở hữu của NXB Trẻ.
Trong khi đó, đại diện NXB Trẻ khẳng định: đơn vị này chưa bán bản quyền, những sản phẩm sách nói của NXB Trẻ hiện nay đều là làm lậu.
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, sách nói là sản phẩm phái sinh, chuyển thể từ sách giấy sang giọng đọc để người dùng có thể nghe tác phẩm. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, muốn ra được tác phẩm phái sinh thì buộc phải có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp này, nó liên quan đến quyền khai thác, trình diễn, truyển tải và phổ biến ra công chúng, thì thông thường, các NXB nắm quyền này. Để xử lý hành vi xâm phạm tác quyền (quyền sở hữu trí tuệ), chủ sở hữu là các NXB có quyền phản đối và đề nghị được thực thi tác quyền của mình.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền phân tích: Ở đây, NXB Trẻ hoàn toàn có thể gửi công văn đề nghị đến cá nhân, tổ chức đã sử dụng những quyển sách do NXB Trẻ xuất bản để chuyển thể sang audio, về việc dừng, hoặc đề nghị mua bản quyền, hoặc trả chi phí tác quyền. Thứ hai, có thể làm công văn đề nghị dừng ngay việc chuyển thể và có hình thức khắc phục hậu quả bằng cách: thu hồi và tiêu hủy tất cả tác phẩm đã chuyển thể dưới dạng audio. Có thể đề nghị cơ quan chức năng đề nghị xử lý theo quy định pháp luật, đề nghị bồi thường, chi trả phần thiệt hại.
Trên thực tế, việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn khá nhiều bất cập, quá trình kiểm tra, xử lý thiếu sự phối hợp, đồng bộ. Luật sư Châu Huy Quang - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - nhận định: Chúng ta có quá nhiều cơ quan có chức năng liên quan nhưng không có một đầu mối, để khi có vụ việc vi phạm thì ai sẽ đứng ra tổ chức điều tra? Ai tịch thu, ai xử phạt và xử phạt như thế nào? Chưa kể rằng hiện nay còn có những vụ tranh chấp, khi các doanh nghiệp vì muốn bảo vệ quyền chủ sở hữu tác phẩm nên đưa vụ việc ra tòa, thì lại nhận được những bản án, phán quyết bất nhất từ cơ quan tư pháp.
Nhiều chuyên gia khẳng định, việc rao bán công khai sách nói trên mạng internet như hiện nay đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ. Việc loại trừ các hành vi xâm phạm tác quyền là không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn là nhiệm vụ của các chủ sở hữu xuất bản phẩm và của toàn xã hội.
Người tiêu dùng cần lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ; đặc biệt, cần tẩy chay những sản phẩm vi phạm để bảo vệ nền văn hóa, xuất bản và tri thức của nhân loại.
Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.
Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.
Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?
Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, không khí của Hà Nội bị ô nhiễm bụi PM2.5 trên diện rộng, nguồn giao thông (khí thải giao thông và bụi đường) đóng góp ở mức cao nhất trung bình khoảng 56% tổng lượng phát thải bụi năm 2019 và có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ đối với NO2 và O3.
Theo Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, trong bối cảnh hiện nay, không có kênh đầu tư hay dòng vốn nào đủ mạnh để tạo ra áp lực cạnh tranh lớn lên tiền gửi tiết kiệm.