Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Rừng trúc Nghi Tàm

Phóng viên - 22/02/2018 | 1:52 (GTM + 7)

VOVGT- Nghi Tàm là một trong ba làng cổ của phường Quảng An, quận Tây Hồ. Nơi đây mang đậm các dấu tích văn hoá, từ các di tích lịch sử đến nghề truyền thống

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Từ xa xưa, đất Nghi Tàm đã có những rừng trúc, hay còn gọi tên khác là tre đằng ngà, nay là nơi trồng hoa nổi tiếng ở Hà Nội (Ảnh: Viettravel)

Lịch sử hồ Tây gắn bó mật thiết với lịch sử Thủ đô Hà Nội, để nơi đây trở thành cội nguồn tâm thức Hà Nội. Người Thăng Long xưa ca ngợi Thăng Long bát cảnh cũng chính là "hồ Tây bát cảnh" như là những nét đẹp nhất ở mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Vẻ đẹp của hồ Tây là sự hài hòa giữa các công trình văn hóa, tinh thần với đàn thề Ðồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân... và vẻ đẹp tự nhiên, tiêu biểu là bến trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, sâm cầm hồ Tây...

Ẩn sâu sau mỗi vẻ đẹp ấy là những ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc mà con người muốn hướng tới. Để khám phá và sau đó là được hiểu sâu sắc hơn những giá trị cao đẹp đó của Thăng Long bát cảnh, hành trình của BXDV hôm nay tiếp tục mời các bạn đến với một trong những cảnh đẹp một thời của Hồ tây được ngợi ca trong sử sách với tên gọi: Rừng trúc Nghi Tàm. Như thường lệ sẽ là chia sẻ của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội mới:

Nghi Tàm nằm ở phía bắc Hồ Tây và theo Tây Hồ trí thì từ rất xa xưa, đất Nghi Tàm đã có những rừng trúc, hay còn gọi tên khác là tre đằng ngà, mọc rất nhiều, thành rừng ở khu vực Nghi Tàm, bên ngoài của rừng trúc này là rừng rậm sát với mép hồ. Khi buổi chiều, ánh nắng chiếu qua rừng trúc thì người ta thấy màu vàng rất tuyệt vời. Các triều đại phong kiến, đặc biệt là đến đời vua Lê chúa Trịnh thì chúa Trịnh Giang đã cho xây 1 bến tắm ở đây. Vào mùa hè ông ta lên đây tắm cùng các cung nữ. Trong màu sắc sáng của rừng trúc này, tuy nhiên, theo thời gian, rừng trúc cũng không còn nữa, nhưng nó vẫn được coi là 1 trong những cảnh đẹp nhất của khu vực Hồ Tây.

Đúng là với một hành trình mang nhiều tính lịch sử, khi những di tích, những địa điểm gần như không còn dấu tích để lại mà chỉ còn trong sử sách thì việc gợi lại những câu chuyện xưa với những người dân sinh sống ở nơi đây cũng không tiếp cận được nhiều thông tin. Khi chúng tôi hỏi những người dân ở làng Nghi Tàm về địa điểm từng là vị trí của rừng trúc Nghi tàm thì nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều về di tích lịch sử cổ xưa này:

# Cái đó chú chỉ biết qua thôi không nhiều lắm, từ cái chỗ Ngọc Khánh đấy nhưng mà mình không đi sâu vào cái lịch sử đó mình không nhớ kỹ lắm.

# Thực ra không có rừng trúc đâu mà ở đây ấy ngày xưa nó là rừng cây cổ thụ chứ không phải là rừng trúc. Mà phía mạn tận mãi Long Biên ấy thì có những cái rừng tre thôi. Chứ còn ngày xưa ở đây nó là rừng cây cổ thụ. Thế còn ở trên Yên Phụ đầu dốc Yên Phụ ấy ngày xưa là bãi sông Hồng thì nhân dân ở đây toàn là trồng dâu nuôi tằm thôi chứ không có rừng trúc đâu. Trong các di tích lịch sử xung quanh Hồ Tây cũng không có.

# Bác cũng không rõ lắm, bác chỉ thấy có một cái khu vực mà người ta cũng làm thành di tích. Và nó cũng có cái bia ghi chép lại khu đấy là Bác Hồ đã về đến Hà Nội bằng con đường ấy và cập bến ở chỗ bến đấy, nó ở chỗ nhà hàng Tre Place thì trong đấy chính nó là khu di tích mà khu tre đấy nó khá là đẹp. Không biết và giữa tre có liên quan không và mọi người có nói không thì không biết.

Làng Nghi Tàm nay là một địa danh nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh. (Ảnh: Lao động)

Qua những chia sẻ của người dân về bến Trúc Nghi Tàm xưa thì có thể thấy khá nhiều người dân ở đây mặc dù đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa biết rõ dấu tích lịch sử về bến tắm của các cung nữ và vua chúa ở đây. Chúng tôi đã mang những băn khoăn này để hỏi nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, một người dành nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về nơi này, anh chia sẻ:

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng rất rõ là đôi khi trong truyền thuyết và đã sử cũng lấp lánh hiện thực, phải có hiện thực thì người ta mới thêu dệt thành truyền thuyết hay dã sử, để rồi từ dã sử chuyển thành chính sử, nó cũng có từng bước như thế. Lịch sử VN nó không giống như các nước khác là được ghi chép 1 cách kỹ càng hay được bảo tồn 1 cách khoa học, và trải qua chiến tranh, trải qua cái tâm lý thù hận từ các đời vua phong kiến, đặc biệt là trong thế kỷ 15, khi quân Minh xâm lược thì còn sai tướng Trương Phụ gánh hết tất cả các loại sách về đại việt để đốt và phá hết các bia kí. Thành ra sau này, ông Ngô sĩ liên chép lại trong cái cuốn đại việt sử ký cũng chỉ là dựa trên những câu chuyện trong dân gian chứ không phải bắt nguồn từ sử sách ngày xưa còn lại, vì lúc ấy là ko còn cái gì nữa rồi. Vì Thăng Long bát cảnh nó cũng thế, có những cái là thật, ví dụ như sâm cầm, rừng trúc, rừng bàng, chợ đêm, tiếng đàn…

Tìm hiểu cuốn “Tây Hồ bát cảnh” của Lê Vĩnh Hựu viết vào thế kỷ 18, ta có thể cảm nhận thấy xung quanh Hồ Tây là những vùng danh thắng làm say đắm lòng người. Riêng làng Nghi Tàm hội tụ tới ba cảnh đẹp. Những cảnh đẹp đó là nguồn sáng tạo vô tận của thi nhân. Bến trúc Nghi Tàm chính là chỉ làng Nghi Tàm xưa có trồng một thứ trúc vàng có tên là trúc ngà ở vùng xung quanh làng. Từ xa trông hàng ngàn, hàng vạn cây trúc đứng trước gió, ánh sáng vàng trông rất đẹp. Chính nơi này chúa Trịnh Giang đã cho mở một bến tắm để hàng năm mùa hè cùng các cung nữ lên đó tắm mát và nghỉ ngơi.

Trải qua hàng vạn năm kiến tạo, thiên nhiên đã ban tặng cho Thăng Long một hồ nước sóng sánh lãng đãng tuyệt đẹp. Bao nhiêu huyền thoại, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu ngôi chùa do con người sáng tạo quanh Hồ Tây, tạo nên một dòng chảy văn hóa Hồ Tây hàng nghìn năm tuổi. Khám phá làng cổ Nghi Tàm cũng là một điều thú vị.

Với danh thắng rừng trúc Nghi Tàm đã được lưu vào sử sách là một trong những cảnh đẹp bậc nhất của đất Thăng Long xưa, ngày nay, dù không còn dấu tích nhưng từ những miêu tả qua các áng văn thơ cũng mang tới cho chúng ta những hình dung, tưởng tượng về vẻ đẹp của danh thắng này. Đặc biệt, mỗi khi bình minh hay hoàng hôn xuống, ánh nắng hắt chiếu vào rừng trúc tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp đến ngỡ ngàng, mà nếu ai trong đời được ngắm nhìn 1 lần sẽ ấn tượng không thể quên.

Ngày nay, Nghi Tàm là một trong ba làng cổ của phường Quảng An, quận Tây Hồ. Đây là địa danh mang đậm các dấu tích văn hoá, từ các di tích lịch sử đến nghề truyền thống. Nhiều người cho rằng, ở Hà Nội, Hồ Tây là khu vực đẹp hơn cả, chẳng thế mà các nhà văn hóa đã ngợi ca nơi đây như một vùng thơ ca, một vùng văn hóa. Có lẽ, vì địa thế đẹp mà từ ngàn xưa, các ngôi làng cổ đã lấy Hồ Tây là chuẩn để phát triển đời sống, làm nghề và dựng xây nên những “di sản” tuyệt đẹp cho hậu thế.

>>> Cánh đồng bông Nghi Tàm

Ven Hồ Tây có nhiều danh thắng vào loại bậc nhất Thăng Long như chùa Tảo Sách, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ… Cũng ở nơi đây, các di tích, các thắng cảnh văn hóa đã tạo nên một “con đường di sản” của đất kinh kì với khung cảnh trữ tình, thơ mộng mà mỗi du khách đến đây đều cảm thấy nhớ, thấy yêu.

Mỗi ngôi làng lại có vẻ đẹp văn hóa riêng, với nghề truyền thống từ xa xưa đã mang lại cho họ cuộc sống phồn vinh. Mỗi địa danh tại đây có một vẻ đẹp riêng mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Cuộc đời không ngừng trôi, nhưng những cảnh vật, nước non Tây Hồ vẫn còn như thuở nào. Cho dù có mai một đi ít nhiều, nhưng luôn còn đó, những góc lặng lẽ của Hồ Tây từ ngàn đời này vẫn hiện hữu từng ngày, trên Hồ Tây, trong lòng Hà Nội và trong trái tim mỗi chúng ta khi nhớ về.

Bến trúc Nghi Tàm nói riêng hay “Bát cảnh Tây Hồ” nói chung đã để lại nhiều sự bùi ngùi, tiếc nuối khi thời gian đã xóa sạch dấu vết của một cảnh đẹp như thế. Chính điều đó càng thêm nhắc nhở chúng ta khi đến thăm Hồ Tây của ngày hôm nay, hãy luôn ý thức giữ gìn những di sản văn hóa quý báu của dân tộc cho hôm nay và cho mãi mãi về sau.

>>> Du xuân trên làng đào Nhật Tân

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Bệnh viện FV đã tổ chức buổi hội nghị Tim Mạch thường niên lần 2 với chủ đề “Điều trị Bệnh Tim Mạch: Hiện tại và tương lai” với nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham dự nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị.

// //