Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kẻ Chèm

Phóng viên - 14/01/2019 | 7:44 (GTM + 7)

VOVGT-Kẻ Chèm ngày xưa là một làng cổ, đây là một trong những làng còn giữ được nhiều truyến thống, tập tục xưa tiêu biểu của Thăng Long cho đến ngày nay.

Kẻ Chèm - Di sản làng Việt

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Làng cổ đầu tiên với tên gọi Kẻ Chèm, một trong những làng cổ còn giữ được nhiều truyền thống, tập tục xưa tiêu biểu của Thăng Long Kẻ cho đến ngày nay.

Trước hết, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – khách mời của chương trình sẽ giới thiệu một vài nét sơ lược về Kẻ Chèm.

“Kẻ Chèm bây giờ thuộc phường Thụy Phương của quận Bắc Từ Liêm. Chèm ngày xưa cũng là 1 làng cổ, có tên xuất xứ theo tiếng việt cổ người ta đọc là T-lem. Làng Chèm có 1 cái đình rất nổi tiếng, gọi là Đình Chèm, có sự tích kéo dài cho đến ngày hôm nay và cũng là duy nhất có 1 cái truyền thuyết mà có lẽ ko nơi nào có được, liên quan đến Trung Quốc.

Đình làng Chèm thờ Lý Ông Trọng hay còn gọi tên khác là Lý Thân. Khi sinh ra thì Lý Ông Trọng đã to cao khác thường, có sức khỏe hơn người. Vì ko chịu được sự áp bức nên Lý Ông Trọng đã đánh cả các cường hào trong làng.

Khi nhà Tần bên Trung Quốc có giặc Hung Nô sang xâm chiếm, ko biết là làm thế nào để chống lại quân Hung Nô thì mới nghe nói là phía Nam, có 1 người rất to khỏe, có sức mạnh, khí phách hơn người nên cho người sang mời để giúp Tần Thủy Hoàng chống lại giặc Hung Nô. Phải nói là cái đình làng Chèm vẫn là 1 trong những cái đình đẹp ở Thăng Long và là cái đình độc đáo ở vùng phía bắc Việt Nam.

Ở làng Chèm thì có 1 cái món ẩm thực rất nổi tiếng, ngày xưa có câu là “Giò chèm, nem vẽ”. Ngày xưa người làng Chèm làm giò rất nổi tiếng. Rất là tiếc do sau này do thời thế thay đổi, rồi đất đai ở làng Chèm ko có nhiều nên người ta phải di chuyển đến nơi khác nên nghề làm giò cũng mất dần”.

Đến với làng Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội sẽ có rất nhiều thiện cảm đối với một ngôi làng cổ vẫn giữ được nhiều nét yên bình, nằm bên bờ sông Hồng hùng vĩ. Nhà văn Nguyễn Hiếu, một người con được sinh ra và lớn lên trên vùng đất này chia sẻ niềm tự hào về vị trí quan trọng của làng Chèm xưa:

“Quê tôi là làng Chèm, 1 trong những làng cổ của Đại Việt, tồn tại khoảng hơn 2000 năm. Ngay từ Chèm cũng là tên nôm, dọc theo bờ nam sông Hồng thì có các làng cổ như làng Chèm, làng Vẽ, làng Kẻ, làng Noi, làng Đăm, làng Xù Gạ.. tồn tại từ rất lâu rồi ở trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ. Làng Chèm của chúng tôi trong từ điển theo từ cổ tiếng việt thì đọc là Tè Lèm, cũng giống như Trâu ngày xưa gọi là Tờ Râu ấy.

Khi mà chuyển dịch chữ Tờ lèm ra thành Hán ngữ thì nó thành chữ Từ Liêm, cho nên làng Chèm để bạn biết rằng chính là trung tâm của huyện Từ Liêm cổ, giờ chia thành Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Làng tôi có ông đức thành hoàng là Lý Ông Trọng, đó là 1 trong những danh nhân lớn của làng.

Về sản vật và cách sống của làng tôi, làng cổ nên còn lưu giữ rất nhiều lối sống điển hình của vùng trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ của đại việt cũ. Làng nổi tiếng là làng nông nghiệp, trên bến dưới thuyền. Làng tôi được cái rất may là có 1 dòng sông là sông Cái, sông Mẹ, 1 dòng sông mà bất kỳ quốc gia nào cũng đều có sông Cái cả, và nó diễn ra rất nhiều kỳ tích, sự kiện, biến đổi của lịch sử, đất nước…”

Giò chèm, nem vẽ

Gắn liền với những hình dung về làng cổ, chúng ta thường nghĩ ngay đến cánh cổng làng rêu phong, mái đình thâm nghiêm và những ngôi nhà cổ kính. Đến với làng Chèm hôm nay cũng vậy, ngay từ cánh cổng làng cũng đã có những câu chuyện thú vị cho thấy sự thân thiện, mến khách của người dân nơi đây.

“Làng tôi cũng như nhiều làng khác đều có cổng làng, nhưng rất lạ là vì cái tính hòa đồng như tôi vừa nói thì có câu: tông hổng như cổng làng Chèm, tức là có 1 thời gian cổng làng Chèm bị phá đi nhiều thì nhiều sự giao lưu lan truyền đến và sự giao đãi cởi mở.

Cái này nó có 2 nghĩa: một nghĩa người ta chê bai cái sự mau miệng của người làng chèm, nhưng đồng thời ng ta cũng khen sự hữu hảo của người làng Chèm với những người khác qua những thông tin truyền miệng của dân làng.

Người dân làng tôi cũng rất hài hòa, mặc dù phía trong đồng toàn dân nông nghiệp, ở ngoài thì là dân phi nông nghiệp nhưng họ sống rất đoàn kết, nhất là khi hội làng tháng 5 mở ra và dịp lễ tết thì mọi ng đều sum họp, dù là người làm chài, làm nông nghiệp, người cắt tóc, dịch vụ, tài xế. Nhưng dân làng Chèm bao giờ cũng rất hòa đồng trong mọi ngành nghề với nhau”.

“Nếu nói về không gian làng Chèm nhà tôi thì được cái không đâu bằng. Dân tôi ở giữa làng nhiều chứ không được ở mặt đường nhiều như Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Phúc Diễn để buôn bán nhưng được cái nhiều người về đây buôn bán nên thu nhập ở nhà trọ cũng dễ, buôn bán mớ rau mớ cá cũng dễ. Đặc biệt làng nhà tôi được cái rất hiếu khách. Đến đây còn được ngắm cảnh sông nước rất là thoải mái, các cháu sinh viên chiều nào cũng ra đây chơi đánh bóng, giải trí…”

Là một nhà văn, được sinh ra và lớn lên ở một làng cổ văn hiến như làng Chèm, nhà văn Nguyễn Hiếu luôn tự hào và đón nhận sự may mắn này, coi quê hương như là cái nôi, khơi nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho ông và nhiều thế hệ con cháu của làng. Nhà văn Nguyễn Hiếu chia sẻ:

“Đặc điểm nữa làng tôi là làng văn nghệ, dù thành hoàng là dân võ nhưng ông cũng rất song toàn về văn, phải chăng là cái hào khí đó nên dân làng tôi cũng có yếu tố văn chương rất nhiều. Chính vì tính chất văn vật đấy, nên dân làng tôi có 1 đội văn nghệ cải lương rất xuất sắc, vào những năm 56 đến 60-61, đã từng diễn những vở rất lớn như Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên…, mà diễn viên toàn những người nông dân.

Thế hệ chúng tôi trải nghiệm rất nhiều yếu tố văn hóa của đất nước. Một mặt cảnh quê làng tôi nó tạo ra sự kinh điển của Đồng Bằng Bắc Bộ, tạo nên vốn sống khá lớn. Tất nhiên giờ nó biến hóa rất nhiều, Đồng Bằng ngày xưa rất rộng, giờ nó mất hết rồi, bãi Phân Nha ngày trước chúng tôi chăn trâu giờ cũng mất hết rồi. Có thể nói đô thị hóa là sự tất yếu của xã hội nhưng nó cũng làm cho làng Chèm mất đi rất nhiều những cái cổ truyền, đẹp đẽ, còn lại chỉ là cái hiện đại của nó”.

Đình làng Chèm (xã Thụy Phương, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ nhất còn tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam

Cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi diện mạo Kẻ Chèm xưa. Bà Nguyễn Thị An, một người dân sinh sống tại đây chia sẻ:

“Xã hội bây giờ hiện đại, cuộc sống sướng hơn nhiều, ngày xưa làm nông nghiệp thì bảo là vất vả còn bây giờ nhờ đảng và Nhà nước có cái đãi ngộ về ruộng nương, có nhà được đền bù nên nói chung là làm ăn nhà bé thành nhà to, cuộc sống cao hơn, đầy đủ hơn ngày xưa, các con các cháu giờ khấm khá hơn nhiều.

Chúng tôi tuy là nông dân thật nhưng cuộc sống thoải mái, sáng đi ăn sáng, đi tập thể dục, chiều đi chơi, đánh bóng, vào sinh hoạt các đội văn nghệ của phường, cuộc sống nói chung là phấn khởi, người thì tham gia đình chùa… nên cuộc sống trẻ khỏe hơn. Trước kia chỉ chui đầu vào nông nghiệp thôi, làm gì có thời gian chị em giao lưu, tụ tập, còn bây giờ nhu cầu ngày nào cũng thế, sáng nhàn nhã còn tập dưỡng sinh nữa, rất là khỏe”.

Nhắc đến chữ “Làng cổ”, dễ thường ngày nay chúng ta sẽ cho là hoài niệm. Bởi làn sóng đô thị hóa quá mạnh mẽ ở Hà Nội, nên theo công thức chung, các làng cổ sẽ thành phố thành phường, đường sẽ trải bê tông thênh thang và những ngôi nhà cao tầng chen nhau mọc lên, xóa dần đi dấu vết của ngôi làng cổ trong khói bụi và tiếng ồn.

Kẻ Chèm xưa cũng không nằm ngoài quy luật, khi cánh cổng làng không còn, ao làng xưa cũng đã bị lấp nhiều, đường làng lát gạch nghiêng đã bê tông hóa.

Dù không còn nhiều, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy ở làng Chèm hôm nay một vài ngôi nhà cổ, nằm nép mình trong những khu vườn cây trái, những tường gạch rêu phong. Và đặc biệt, bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng, thán phục và cảm thấy vô cùng thú vị trước ngôi đình cổ kính hơn 2000 năm tuổi vẫn giữ được nguyên bản từ kiến trúc đến vị trí không gian.

Đó cũng là điểm nhấn, là niềm tự hào của nhiều thế hệ nhân dân khu vực Chèm. Cũng vì thế mà không ai bảo ai, mọi người đều rất có ý thức trong việc gìn giữ truyền thống của làng, bởi lẽ ngôi đình cổ vẫn còn đó như một sự nhắc nhở đáng trân quý dành cho mọi người.

Ngày nối ngày, cuộc sống hiện đại dù có xô bồ, ồn ào, bận bịu lo toan đến mấy, về đến đầu làng, nhìn thấp thoáng bóng mái đình từ xa là người dân nơi đây lại tìm thấy cảm giác bình yên nhất.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //