Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lưu thông qua vòng xoay: Đi thế nào cho đúng?

Phóng viên - 10/05/2017 | 7:40 (GTM + 7)

VOVGT - Mỗi phương tiện khi đi vào bùng binh là một mắt xích đóng vai trò để “vòng xoay” chạy trơn tru…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Người dân sống tại Tp.HCM có một câu đùa: “chạy xe qua bùng binh Sài Gòn cần phải có nghệ thuật và những người an toàn qua được các bùng binh đó là một nghệ sĩ” để nói về tình trạng xe lưu thông hỗn độn ở các bùng binh (vòng xoay).

Bởi khi vào bùng binh các xe thường mặc nhiên chạy theo ý mình, bất tuân quy tắc, giành đường, thậm chí là liều lĩnh chặn đầu xe đang lao về phía mình từ các hướng. Điều này hết sức nguy hiểm vì an toàn giao thông bị đe dọa, nguy cơ xảy ra tai nạn cực kỳ cao; chưa kể khả năng gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Dưới đây là chia sẻ của một số người dân: “Rất mệt mỏi mỗi khi qua bùng binh. Nhiều người chạy không chịu quan sát. Theo em nghĩ tại khu vực bùng binh có người điều tiết thì tốt hơn. Bởi nếu không có người điều tiết thì lúc nào cũng kẹt xe”. Một người khác nêu ý kiến: “Nhiều người đi xe máy rất hay tạt đầu ô tô. Nếu xảy ra va chạm thì họ lại văng tục. Lúc ngồi trên xe ô tô mới hiểu được tâm lý các tài xế…”

Nghe các ý kiến tại đây:

Các bạn vừa nghe một số cảm nhận của người dân khi đi qua các bùng binh tại Tp.HCM. Bùng binh (hay còn được gọi là vòng xoay, vòng xuyến giao thông) là một ụ tròn giao lộ gồm nhiều ngã, mà khi lưu thông tại đây các phương tiện phải di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ của ụ tròn này. Tp.HCM có một số bùng binh, vòng xoay trọng điểm như bùng binh (vòng xoay) Dân Chủ (Q3), Cộng Hòa, Lý Thái Tổ (Q10), An Lạc (Q.6), Lăng Cha Cả (Tân Bình), hay xa hơn nữa là vòng xoay Mỹ Thủy (Q2) … Các bùng binh (vòng xoay) này đều có mật độ phương tiện rất đông và thường xảy ra tai nạn giao thông.

Chỉ từ sau Tết 2017, đã có nhiều vụ va chạm khiến người điều khiển xe máy phải tử vong mà một phần nguyên nhân là do chính người trong cuộc không cẩn thận, chú ý quan sát khi đi qua bùng binh.

Trong đó, đã xảy ra vụ tai nạn chết người tại vòng xoay Phú Hữu (quận 9) vào ngày 12/02/2017, chiếc xe ben chạy trên đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ quận 9 về quận 2, khi đang ôm cua vòng xoay Phú Hữu thì xảy ra va chạm với một xe gắn máy do một người đàn ông điều khiển.

Sau cú va chạm, người đàn ông lẫn xe máy bị ngã xuống đường, lọt hẳn vào gầm xe. Người đàn ông bị bánh xe cán trúng chết tại chỗ, chiếc xe máy bị cuốn đi nhiều mét, hư hỏng nặng.

Tai nạn tương tự cũng xảy ra vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2) sau đó một tháng, ngày 7/3/2017, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe container chạy trên đường Đồng Văn Cống hướng từ đường Mai Chí Thọ về Vòng xoay Mỹ Thủy. Khi đến vòng xoay Mỹ Thủy, tài xế cho xe rẽ phải về hướng cầu Phú Mỹ thì bất ngờ va chạm với xe máy do một người phụ nữ khoảng 50 tuổi điều khiển chạy trên đường Đồng Văn Cống đang băng qua vòng xoay Mỹ Thủy để về Cảng Cát Lái. Cú va chạm khiến người này bị bánh xe container cán chết tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy nằm dưới gầm trước, thi thể nạn nhân kẹt giữa xe container.

Những tai nạn thương tâm được báo chí tường thuật vụ việc nhưng thường không phân tích rõ nguyên nhân chi tiết. Tuy vậy, chúng ta có thể hiểu nguyên nhân phần nào do chính ý thức văn hóa giao thông của người trong cuộc vẫn chưa cao. Khi đi qua bùng bình không tập trung quan sát các xe từ nhiều hướng, không chịu nhường đường, liều lĩnh chạy cúp đầu xe hoặc chạy sát xe ô tô. Điều này khiến chính xe mình nằm trong điểm mù của các xe tải lớn nên rất dễ gây ra tai nạn thương tâm.

Khi được hỏi vì sao các điểm bùng binh thường dễ xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông, cử nhân luật Trần Hữu Nam chia sẻ quan điểm: “Nguyên nhân trước tiên đó là nguyên nhân về quy hoạch đô thị. Thực trạng chung của hệ thống đường xá Việt Nam cũng như tình trạng ở các vòng xoay, quy hoạch, diện tích đất dành cho giao thông cũng như vòng xoay là không theo kịp với mức độ gia tăng cơ học của số lượng phương tiện giao thông…”

Anh Trần Hữu Nam nói:

Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Văn Linh, người được phong danh hiệu Hiệp sĩ giao thông 2012 có 12 năm kinh nghiệm điều tiết các điểm ùn tắc giao thông, cho biết nguyện vọng nếu được đứng điều tiết giao thông ở bùng binh dân chủ: “… Quan trọng là đối đầu xe qua mà người ta không nhường nhau, mình thuyết phục người ta nhường nhịn nhau một chút thỉ đường xá sẽ không bao giờ kẹt”.

Anh Nguyễn Văn Linh nói:

Cử nhân luật Trần Hữu Nam đưa ra 2 nguyên tắc khi đi vào và ra bùng binh để tránh lỗi giao thông: “Cách đi vào bùng binh để đi vào và ra đúng luật chúng ta cần lưu ý 2 điểm sau đây: Khi đi vào bùng binh chúng ta cần phải nhường đường cho xe đến từ bên trái. Thứ hai khi đi vào và đi ra vòng xuyến bạn phải bật xi nhan 2 lần. Lần thứ nhất là khi đi vào vòng xuyến bạn phải bật xi nhan trái và lần thứ hai khi đi ra vòng xuyến thì phải bật tín hiệu xi nhan rẽ phải. Phải lưu ý 2 điều này để tránh vi phạm luật giao thông đường bộ”.

Anh Trần Hữu Nam cho biết:

Cử nhân luật Trần Hữu Nam còn cho biết, nếu xảy ra lỗi va chạm tại đây, lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt sẽ cùng xét lỗi ở 2 quy định: nhường đường và xi nhan. Nếu không chú ý cà 2 vấn đề này khi đi vào và ra bùng binh thì mức phạt sẽ cộng gộp. Đi qua bùng binh các giao lộ lớn ở thành phố có mật độ xe dày đặc như ở Sài Gòn là một trong những kỹ năng khó nhất trong giao thông.

Bởi các xe thường đối đầu, băng ngang, ép sát, chạy vòng tại điểm giao lộ này. Vì vậy, văn hóa và ý thức đi đúng luật để phối hợp với người tham gia giao thông cùng ở các bùng binh lớn là điều rất quan trọng giúp bản thân an toàn cũng như tránh gây tai nạn cho người khác.

Việc lưu thông qua bùng binh là một việc không đơn giản đối với thành phố đông đúc như ở Sài Gòn. Tại các điểm nút bùng binh này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông lẫn khả năng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Một phần vì mật độ lưu lượng xe cộ quá đông đổ từ nhiều hướng, một phần vì ý thức người dân còn kém. Đó là tâm lý muốn tranh giành lợi ích cho bản thân, muốn nhanh chóng qua được bùng binh bằng mọi giá và nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, chính họ không ngờ điều này lại là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất an toàn cao nhất.

Đi qua bùng binh không tuân theo quy tắc, quy định pháp luật, quan sát các hướng, giảm tốc độ thì rất dễ dàng gây va chạm, tai nạn giao thông. Hơn nữa, trường hợp lỡ đụng nhẹ vào xe ai do tranh giành đường khi ra vào bùng binh cũng dễ dẫn đến tâm trạng bực tức, đổ lỗi cho nhau rồi gây xô xát, ẩu đả đường phố.

Bởi khi tham gia giao thông, những kẻ chỉ muốn giành đường lợi về cho bản thân thì cũng sẽ không bao giờ tự nhận lỗi sai về mình. Nghiêm trọng hơn, tình trạng giao thông hỗn độn có thể xảy ra xảy ra ngay tức khắc. Khi mật độ đổ về bùng binh càng dày đặc, sự hỗn độn dẫn đến ùn tắc kéo dài, sang thương nhiều hướng bởi các luồng xe xung đột, không có không gian để lùi ra hướng khác và phân được luồng giao thông, giải phóng bớt lưu lượng xe.

Khi đó, bùng binh sẽ trở thành những điểm đen kinh hoàng đối với tất cả mọi người. Và tâm lý chán ngán, ái ngại khi qua những điểm đen cũng có thể trở thành nguyên nhân cho nhiều hệ lụy khác như chạy xe bất an, tay lái không vững, ám ảnh tai nạn… và nhiều vấn đề khác.

Bên cạnh các phương tiện truyền thông tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu rõ hơn về ý thức nhường đường nơi giao nhau, cách đi vào và ra bùng binh đúng cách thì cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh, phân bổ người tham gia điều tiết, phân luồng giao thông tại các điểm nút trung tâm quan trọng có mật độ xe cao.

Về chiến lược lâu dài, giải pháp cơ sở hạ tầng cần được thực hiện như xây dựng hầm chui hoặc cầu vượt ở những giao lộ bùng binh tử thần (như vòng xoay Mỹ Thủy Q2). Mỗi người dân cũng phải học cách bảo vệ bản thân khi vào – ra các bùng binh, tập trung chú ý quan sát các hướng, có ý thức nhường xe, không liều lĩnh chắn xe, cúp đầu xe lớn chỉ để mong thoát khỏi bùng binh mà “nhanh một giây có thể chậm cả đời”.

Có những quy tắc cơ bản bạn cần nhớ khi vào – ra bùng binh là: Khi tiến vào bùng binh, bạn cần quan sát cả các hướng và nhường đường cho xe đến từ bên trái, bật xi nhan trái và cho xe tiến tới đi sát vào bùng binh. Sau đó cho xe đi vòng tròn theo hướng mũi tên. Khi chuẩn bị đến đường nhánh bạn muốn rẽ vào, thì bật xi nhan phải , quan sát gương chiếu hậu và điểm mù bên phải. Đồng thời cho xe tách dần xa bùng binh, rồi từ từ cho xe rẽ vào hướng cần thiết - lúc này đã nằm bên tay phải của bạn.

Kỹ năng tham gia giao thông từ lâu đã trở thành điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Văn hóa tham gia giao thông là nền tảng để kỹ năng càng được nâng cao trong khuôn khổ pháp luật và bảo vệ an toàn cho chính mình khi ra ngoài đường phố. Đi qua bùng binh ở các giao lộ lớn lại là một trong những kỹ năng khó nhất khi tham gia giao thông ở các thành phố lớn thường có nạn ùn tắc như Sài Gòn.

Vì vậy, ý thức và văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông trở nên quan trọng bao giờ hết. Mỗi một phương tiện đi vào bùng binh là một mắt xích đóng vai trò để “vòng xoay” chạy trơn tru.

Chỉ cần một mắt xích lệch pha sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức của mình hơn khi đi qua các giao lộ lớn có bùng binh. Có như thế, văn hóa đường phố mới ngày càng nâng cao và đô thị phát triển thật văn minh và hiện đại.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Hơn 300 người nhập viện do ăn bánh mỳ, đề nghị điều tra

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến chiều nay (2/5), đã có hơn 300 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở thành phố Long Khánh.

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Chung cư “không lối thoát”

Chung cư “không lối thoát”

Tại Hà Nội, chung cư cao tầng kiểu mới bắt đầu xuất hiện từ những năm  2000, và phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn  10 năm trở lại đây. Mô hình chung cư cao tầng bên cạnh việc là xu thế phát triển của đô thị, cũng đồng thời giải quyết bài toán tốc độ tăng dân số chóng mặt hiện nay…

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Những người thức cho dân ngủ, gác cho dân vui

Trong những ngày cả nước chìm trong không khí vui tươi, phấn khởi của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thì lực lượng CSGT thủ đô vẫn “đội nắng, bám đường”, xuyên đêm tuần tra kiểm soát, nhằm đảm bảo ANTT, ATGT cho người dân.

// //