Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Họ đã làm gì trước thảm hoạ?

Phóng viên - 07/09/2020 | 6:05 (GTM + 7)

Vụ việc hàng loạt bệnh nhân ngộ độc sau khi sử dụng đồ ăn quán Minh Chay cho thấy thực trạng mất an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Vấn đề này càng được quan tâm trong bối cảnh toàn xã hội đang phải thay đổi nếp sinh hoạt, ăn uống do dịch bệnh COVI

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sản phẩm Pate Minh Chay được phát hiện có độc tố. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm
Sản phẩm Pate Minh Chay được phát hiện có độc tố. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Ngày 29/8 vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã gửi thông báo khẩn khuyến cáo người dân ngừng sử dụng các sản phẩm của công ty Lối Sống Mới. Cụ thể, sản phẩm pate Minh Chay của công ty này bị nhiễm khuẩn độc Botulinum khiến ít nhất 9 người sử dụng đã phải nhập viện với triệu chứng liệt người, khó thở, phải thở máy.

Trước sự cố này, nhiều người tiêu dùng tự hỏi: Liệu đồ hộp trên thị trường có thực sự an toàn và khâu kiểm soát vệ sinh an toàn trong mùa dịch COVID-19 có lơ là?

Điển hình như chị Nguyễn Hải Yến (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội). Là người ăn chay 6 ngày mỗi tháng, chị Yến tỏ ra khá thận trọng với đồ chay đóng hộp.

“Ăn chay cũng rất tốt nhưng cũng không biết chất lượng thế nào bởi vì nó cũng là đồ đóng gói thì chắc là cũng phải có chất bảo quản. Đồ khô hay đồ hộp đem về nhà nấu thì mình cũng không thể nào nắm rõ được nguồn gốc của nó, trừ những đồ ăn mình tự làm, tự chế biến chứ mua ngoài chợ hay trong siêu thị thì cũng chỉ khuất mắt trông coi thôi”.

Còn nhớ, vào tháng 5/2020 từng xảy ra vụ việc 135 học sinh ở Lâm Đồng ngộ độc sau khi ăn bánh mì do một nhóm thiện nguyện cung cấp. Năm 2019, 88 người ở Đà Nẵng phải nhập viện khẩn cấp sau khi ăn bánh mì của một cơ sở sản xuất có tiếng.

Một số thính giả bày tỏ quan điểm: người tiêu dùng đang ở thế bị động trong vấn đề an toàn thực phẩm.

“Để đảm bảo an toàn thực sự cũng không biết được thế nào nhưng ăn về không thấy hiện tượng gì thì là mình thấy ăn được”

“Người nội trợ và người dân hiện tại họ rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, làm thế nào để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. Như tôi là dân văn phòng trước đây buổi trưa hay đi ăn cơm ở ngoài, bây giờ mình cũng lo ngại vì không biết thực phẩm ở các nhà hàng họ lấy ở đâu”.

“Đi ăn cơm bụi các đồ thức ăn không được ngon lắm nhưng cũng cứ phải ăn. Ngày cũng chỉ ăn 1 bữa trưa thôi chứ ăn suốt đấy”

“Những người bán hàng toàn thuê địa điểm, nguồn nước để rửa các đồ cũng không được ổn lắm”.

Có thể nhận thấy, những vụ ngộ độc xảy ra thời gian gần đây không phân biệt đơn vị kinh doanh lớn hay nhỏ, danh tiếng hay không, nguy cơ hiện hữu ở mọi khâu từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản. Trong bối cảnh đó, sự e ngại của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở.

Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay rất nặng đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)
Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay rất nặng đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: ANTĐ

Chia sẻ rõ hơn về các loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai phân tích: Thực phẩm được đựng trong môi trường kín như bao gói, đồ hộp đều tồn tại nguy cơ ngộ độc botulinum nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bác sĩ Nguyên cho biết, những dấu hiệu ngộ độc botulinum không quá khó để nhận biết, trung bình triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 12-36 giờ và có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ thì chỉ cảm thấy mệt mỏi, cơ lực yếu, không làm được việc nặng, có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu ngộ độc nặng mà không kịp thời chữa trị thì sẽ rất nguy hiểm.

“Đây là chất độc thần kinh rất mạnh, về cơ bản gây liệt thần kinh các cơ. Thường các trường hợp sẽ bị liệt rất nặng nề. Độc tố này rất độc nhưng lại dễ bị hỏng vì nhiệt, khi đun nấu là nó hỏng, là hết độc tố.”

Trong khi đó, Bác sĩ Trần Văn Phúc- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội cho rằng, việc xảy ra các ca ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố botulinum là một lời chuông cảnh tỉnh với người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.

"Thứ nhất là chúng ta cố gắng sử dụng những sản phẩm tươi sống, chế biến tại nhà thì sẽ an toàn hơn. Thứ hai là chúng ta biết rằng độc tố này nó không chịu được nhiệt, 2 thái cực nóng quá, lạnh quá nó đều không hoạt động và thậm chí là bị phá hủy. Do vậy, thức ăn khi chúng ta chế biến thì luôn luôn nhớ rằng đun sôi, chín kỹ. Bản thân con vi khuẩn mà nếu ta đun 100 độ C thì 5 đến 10 phút là đã bị tiêu diệt rồi".

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, người tiêu dùng cũng cần nâng cao kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng, bảo quản đồ ăn, điển hình như để thức ăn thừa, tồn đọng sang bữa sau, không cất đồ ăn thừa ngay lập tức vào tủ lạnh.

Mặc dù người dân có thể chủ động các biện pháp phòng ngừa, song chính các công ty chế biến thực phẩm phải là đối tượng quan tâm nhất về khâu sản xuất, vận chuyển thực phẩm, tránh rủi ro không đáng có. Bác sĩ Trần Văn Phúc lấy ví dụ vào năm 2007, tại Mỹ xảy ra 25 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 8 ca ngộ độc nước tương rất nặng, người ta đã truy ra 111 triệu chai nước tương để thu hồi lại, không để xảy ra nhiễm độc tràn lan.

“Các nhà quản lý phải rất sát sao trong chuyện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xảy ra một vụ ngộ độc, một ca bệnh thì ngay lập tức chúng ta phải truy được toàn bộ một hệ thống, ngay lập tức thu hồi được. Chuyện này chúng ta phải làm quen, có một văn hóa. Đó là quản lý khâu từ mặt đất lên tới bàn ăn phải thật chặt chẽ. Chúng ta làm quen với chuyện thu hồi các sản phẩm mà không đảm bảo an toàn vệ sinh một cách bình thường chứ không phải chúng ta nhìn thấy rằng một sản phẩm bị như vậy là chúng ta hoảng loạn, sợ và tẩy chay nó”.

Đề cập trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm nói chung trước khi đưa ra thị trường, bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, do năm nay, toàn hệ thống tập trung vào công tác chống dịch nên chưa thể triển khai thanh tra liên ngành. Ngành công thương đã gửi văn bản hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký công bố chất lượng về Sở, đồng thời tăng cường phân cấp về các quận huyện để kiểm tra, giám sát.

“Kiểm tra kiểm soát trên khâu lưu thông thì lại phân cấp là lực lượng QLTT, còn ngành Công thương chỉ quản lý về ATTP trong lĩnh vực quản lý nhà nước theo phân cấp. Ví dụ như tiếp nhận sản phẩm công bố của các doanh nghiệp theo phân cấp thuộc lĩnh vực ngành công thương nhưng Sở cũng chỉ nắm đến cấp doanh nghiệp thôi. Còn các hộ kinh doanh lại phân cấp cho UBND các quận huyện”.

Thực tế, theo phân cấp, doanh nghiệp Lối Sống Mới thuộc quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (cụ thể là Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội). Vụ việc ngộ độc, theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, trách nhiệm chính thuộc ngành Nông Nghiệp và ngành y tế.

Ngành chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm chay
Ngành chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm chay. Ảnh: Tiền Phong

Mời quý vị đến với góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Họ đã làm gì trước thảm họa?"

Ngộ độc hàng loạt là một thảm họa trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong bất cứ thảm họa nào, phản ứng từ cơ quan, ban ngành hữu trách sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của sự cố.

Ngày 18/8, sau khi có thông tin về nhiều người nhập viện Bạch Mai bị liệt cơ, khó thở khi cùng sử dụng một loại patê, Cục An toàn Thực phẩm đã đề nghị kiểm tra cơ sở sản xuất, đồng thời gửi mẫu pate Minh Chay đi kiểm nghiệm.

Giữa lúc câu chuyện ở vòng nghi vấn, giữa nhiều sự lựa chọn, các cơ quan chức năng đã chọn việc điều tra, đình chỉ sản xuất rồi mới công bố sự việc, khuyến cáo cộng đồng.

11 ngày sau đó, trải qua nhiều lần kiểm nghiệm, cơ quan này mới xác định chính xác Patê Minh Chay nhiễm khuẩn botulinum, độc tố mạnh gấp nhiều lần Kali Xyanua. Lúc đó, lời cảnh báo được phát đi rộng rãi trên cả nước về việc dừng ngay lập tức sử dụng sản phẩm này.

Một chuỗi hành động đúng quy trình!

Nhưng trong 11 ngày ấy, hàng nghìn sản phẩm mà công ty Lối sống mới bán ra thị trường trước đó vẫn được tiêu thụ trên bàn ăn của người dân ở khắp các địa phương. Cần lưu ý, các vụ ngộ độc đã xuất hiện rải rác từ nửa cuối tháng 7. Trên thị trường vẫn còn khoảng 7.000 hộp pate cần tiếp tục thu hồi.

Một chi tiết khác: Báo cáo của ngành Nông Nghiệp, Y tế và UBND huyện Đông Anh cho biết, đã kiểm tra, tạm đình chỉ và xử phạt 17,5 triệu đồng với công ty sở hữu thương hiệu pate Minh Chay vì “không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm”, đã bán ra thị trường hơn 21.500 sản phẩm không an toàn, bao gồm 13 loại thực phẩm trong đó có pate.

Dư luận được quyền nêu thắc mắc: nếu sự cố ngộ độc không “nổ” ra, lượng sản phẩm không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm của doanh nghiệp này đến tay người sử dụng sẽ gấp bao nhiêu lần con số 21 nghìn?

Bản thân người đồng sáng lập doanh nghiệp cũng “tắc tịt” về nguyên nhân sản phẩm của họ gây ngộ độc, cho rằng đã làm đúng, đủ quy trình nhưng “Việc phát sinh vi khuẩn độc vượt ngoài tầm kiểm soát”.

Thật khó để đặt niềm tin vào một sản phẩm mà chính người làm ra nó cũng không chắc an toàn. Thật khó để tin vào một quy trình mà khi thực hiện đầy đủ vẫn phát sinh sai sót nghiêm trọng!

Và thật khó để hình dung: ai, đơn vị nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong thảm họa ngộ độc lần này? Hồ sơ vụ việc, đơn vị sản xuất đã được chuyển sang cơ quan công an điều tra làm rõ. Còn các ban ngành chức năng, họ đã đi tới tận cùng trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng?

Không phủ nhận những ưu điểm của quy trình. Song, khi quy trình gây cản trở, chậm trễ trong việc ra một khuyến cáo về sản phẩm đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng, thì quy trình đó đã lỗi thời. Và người vận dụng quy trình ấy cũng chưa đủ trí, dũng để ứng phó với một tình huống khẩn nguy.

Một câu hỏi rất khó trả lời nhưng có thể dễ dàng lường trước, nếu chúng ta nhìn lại thảm họa môi trường từ vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước năm 2019.

Khi việc đứng ra lãnh trách nhiệm sự cố còn bị đùn đẩy, thoái thác, mọi lời tuyên bố “vì lợi ích của cộng đồng” sẽ chỉ là câu cửa miệng. Thảm họa môi trường, thảm họa an toàn thực phẩm có thể không gây xói mòn, hủy hoại xã hội bằng thảm họa trách nhiệm./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //