TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Trong đó, 21 bị can bị truy tố cùng về tội “Nhận hối lộ” quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự, gồm: Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng; Nguyễn Tiến Thân, chuyên viên; Nguyễn Mai Anh, chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế (cùng thuộc Văn phòng Chính phủ).
Các bị can tại Bộ Ngoại giao bị truy tố gồm: Tô Anh Dũng, Thứ trưởng; Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng; Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng; Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng; Lưu Tuấn Dũng, Phó Phòng bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Hồng Hà, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga; Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.
Ngoài ra, các bị can khác cùng bị truy tố về tội "Nhận hối lộ", gồm: Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế; Ngô Quang Tuấn, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải; Vũ Hồng Quang, Phó Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam; Trần Văn Dự, Vũ Anh Tuấn, Vũ Sỹ Cường (là ba nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an); Trần Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam; Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Bốn bị can bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự, gồm: Trần Việt Thái, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia; Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng truy tố 23 bị can về tội “Đưa hối lộ”; truy tố 4 bị can về tội “Môi giới hối lộ”; truy tố 1 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Đưa hối lộ”; truy tố 1 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.
Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.
Cơ quan điều tra phát hiện để có chi phí "bôi trơn", nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé máy bay, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch. Nhóm bị can là công an tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và một thư ký của Thứ trưởng Y tế đã yêu cầu doanh nghiệp chi 50-230 triệu đồng cho phần thủ tục "qua tay" họ cho mỗi chuyến.
Cáo trạng xác định, 21 người của 4 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) và hai cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Nam đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
Ngoài hành vi đưa, nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định còn có nhóm bị can đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp. Theo cáo trạng, cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Bluesky và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky.
Ông Nguyễn Anh Tuấn khai, ngoài số tiền 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 triệu USD cho bị can Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an) theo từng lần Hằng chuyển tiền đến./.
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Mỗi ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức (TP.HCM) tấm lòng của của các thành viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm mang lại sự ấm áp cho những bệnh nhân, thân nhân, y bác sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn như anh xe ôm, chú bảo vệ, cô bán vé số....
Thông qua chương trình Kết nối yêu thương, Kênh VOV Giao thông đã huy động được số tiền từ các nhà hảo tâm để mua tặng một “cặp bò” cho gia đình thính giả Trần Văn Quý đang gặp khó khăn tại Yên Bái.
Đối với người vi phạm là cán bộ đảng viên, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Mọi cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải bị xử lý nghiêm của Đảng, của từng ngành, của cơ quan đơn vị”.
Ngày 27/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khánh thành thêm Trung tâm phẫu thuật nhi và Trung tâm sơ sinh. Hiện viện có 3 khối nhà hiện đại với 1.500 giường bệnh thay thế cho cảnh chật hẹp xuống cấp.
Lực lượng chức năng đã ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, tụ tập điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, bấm còi gây náo loạn đường phố, cá biệt có trường hợp còn đem theo cả gậy rút 3 khúc.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn trong hầm sông Sài Gòn là hoạt động thường niên, nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố; nâng cao trình độ nghiệp vụ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp giữa các đơn vị.