Đề xuất 200.000 xe hợp đồng phải vào bến: Liệu có khách để đón?
Nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng “trá hình” chạy nghênh ngang trên các tuyến phố, Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa đề xuất buộc xe loại hình này phải vào bến để đón trả khách.
TP.HCM quyết định dời 79 tuyến xe khách về Bến xe Miền Đông mới từ ngày 11/10, đây là các tuyến đang hoạt động ở bến xe cũ đi 15 tỉnh, thành.
79 tuyến xe khách (với 120 hành trình tuyến) đang hoạt động tại bến xe Miền Đông cũ (quận Bình Thạnh) đi đến các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau sẽ dời sang bến xe mới từ ngày 11/10.
Bến xe Miền Đông mới, cách bến xe cũ khoảng 20 km, là bến xe lớn nhất nước có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong 2 năm đi vào khai thác, bến xe này luôn rơi vào tình trạng vắng khách. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, mỗi ngày, bến xe Miền Đông mới chỉ phục vụ 47 hành khách, giảm 93% so với thời điểm trước dịch.
Trước đó, ở giai đoạn 1 từ tháng 10/2020, Bến xe Miền Đông mới tiếp nhận từ bến xe cũ và khai thác 24 tuyến chạy từ Quảng Trị ra Bắc (hơn 1.100 km trở lên).
Theo Sở GTVT TP.HCM, khi tình hình ở bến xe mới ổn định, giao thông kết nối được đảm bảo, chủ đầu tư sẽ tiếp tục dời toàn bộ 63 tuyến còn lại (giai đoạn 3).
63 tuyến ở giai đoạn 3 bình quân khai thác 518 chuyến/ngày, chiếm 34% số chuyến xuất bến tại Bến xe Miền Đông hiện hữu.
Song song với việc di dời các tuyến, bến xe Miền Đông cũ ở quận Bình Thạnh sẽ bố trí lại mặt bằng trông giữ xe hai bánh, xe ô tô cho hành khách để sử dụng xe trung chuyển về bến xe Miền Đông mới.
Đồng thời, tại bến cũ sẽ ưu tiên bố trí diện tích cho phương tiện giao thông công cộng gồm xe buýt, xe taxi đậu, đỗ để đón, trả khách, văn phòng điều hành và nhà chờ cho hành khách.
Nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng “trá hình” chạy nghênh ngang trên các tuyến phố, Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa đề xuất buộc xe loại hình này phải vào bến để đón trả khách.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km, toạ lạc trên một khu đồi nhỏ xinh xắn, tựa lưng vào dãy núi Ba Vì, Trang trại Đồng Quê Ba Vì nằm trong vùng ngoại thành phía tây thuộc thủ đô Hà Nội có địa hình thiên nhiên nông nghiệp rất đẹp và đa dạng rừng, hồ, ao, suối, sông ngòi...
Thời gian vừa qua, VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng tuyến đường Dương Cát Lợi (khu phố 4, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM) xuống cấp nghiêm trọng... ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?
UBND TP Hà Nội vừa hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025. Theo phương án, trong 2 năm tới, Hà Nội phải sắp xếp lại 173 xã, phường.
Khi biển chỉ tên phố Trần Đăng Khoa được dựng lên tại phường Long Biên (Hà Nội), không ít người đã hiểu nhầm hoặc tỏ ra ngỡ ngàng. Người dân nơi đây nghĩ sao về tên phố mới được đặt? Họ mong muốn gì về việc đặt tên phố mới trong tương lai khi xung quanh còn rất nhiều con đường “trống” tên?
Trong bối cảnh, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường, Sở GTVT đã hoàn thiện và đang lấy ý kiến các bên liên quan về Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS).