Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao tai nạn, sự cố trên biển ngày càng gia tăng?

Hoàng Hà - 15/09/2022 | 12:25 (GTM + 7)

Đầu năm đến nay cả nước đã xảy ra 158 vụ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển, khiến hơn 100 người thiệt mạng và hư hỏng nhiều tàu thuyền. Những vụ việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động đối với tàu thuyền và ngư dân đi biển, nhất là khi mùa mưa bão đang vào giai đoạn cao điểm.

 

Gần 2 tháng được cứu về bờ an toàn sau chuyến ra khơi định mệnh ở vùng biển Trường Sa hồi tháng 7, sức khỏe của thuyền trưởng tàu cá BTh 97478 TS Bùi Văn Toàn và 8 thuyền viên vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Thuyền trưởng Bùi Văn Toàn vẫn thấy ám ảnh về những ngày gặp nạn, lênh đênh trôi dạt trên biển đến kiệt sức khiến 6 thuyền viên tử vong.

Theo thuyền trưởng Toàn, hiện nay vị trí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở khu vực cabin tàu chưa hợp lý, các thiết bị được đặt ở tầng cao nhất. Vì thế, khi tàu thuyền gặp sự cố, toàn bộ thuyền viên sẽ phải xử lý dưới khu vực boong tàu, sẽ không kịp di chuyển lên trên để phát tín hiệu báo nạn.

"Sự cố đột xuất quá, thiết bị giám sát hành trình lắp cao quá, bị sự cố đột ngột báo nạn không kịp; đồ đạc trong cabin hết lấy ra không kịp, chỉ trong 10 phút trở tay không kịp. Sau này, lắp thiết bị giám sát làm sao cho gần buồng lái, khi có sự cố báo mới kịp", thuyền trưởng Toàn cho biết.

Từ đầu năm đến nay cả nước đã xảy ra 158 vụ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển, khiến hơn 100 người thiệt mạng và hư hỏng nhiều tàu thuyền.

Từ đầu năm đến nay cả nước đã xảy ra 158 vụ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển, khiến hơn 100 người thiệt mạng và hư hỏng nhiều tàu thuyền.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận ông Huỳnh Quang Huy cho biết, biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết diễn biến mỗi năm một bất thường và khắc nghiệt hơn. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn xử lý tình huống đã được quan tâm; việc kiểm soát an toàn trước khi tàu thuyền đi biển cũng đã được thực hiện tốt.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế kĩ năng xử lý tình huống của thuyền viên còn nhiều hạn chế, bằng cấp tuy đầy đủ hơn nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế.

"Thuyền trưởng mới bây giờ anh em còn trẻ, cũng được đi học để cấp bằng, nhưng vấn đề là kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, khi gặp tình huống họ không đủ kỹ năng, thiếu kinh nghiệm để bình tĩnh xử lý những tình huống đó, dẫn tới còn xảy ra tai nạn.

Mặc dù nhà nước có tổ chức diễn tập tình huống nhưng chủ yếu cho lực lượng chức năng thôi, chứ ngư dân trực tiếp đi biển do không có kinh phí nên chưa có đơn vị nào đứng ra diễn tập kỹ năng xử lý tình huống tai nạn trên biển cho họ", ông Huy cho biết.

Theo Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, 8 tháng năm nay, dù số vụ tai nạn có giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thiệt hại về người và tài sản rất lớn, với 101 người chế và 27 phương tiện hư hỏng và chìm đắm trên biển. Hiện đang là giai đoạn cao điểm mưa bão, nên nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố vẫn luôn rình rập.

Ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng giám đốc Trung tâm chia sẻ, trên vùng biển nước ta hiện có hàng trăm ngàn tàu thuyền hoạt động, trong đó, chủ yếu là tàu vỏ gỗ, đã sử dụng nhiều năm, máy tàu cũ, công nghệ lạc hậu và thiếu các trang thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị cứu sinh, cứu đắm cần thiết. Vì thế khả năng chống chịu khi có thiên tai, sự cố bị hạn chế, trong khi các phương tiện cứu hộ hiện chưa đáp ứng yêu cầu.

"Hiện nay lực lượng của chúng tôi chỉ có 7 thuyền tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng, phải duy trì hoạt động thường trực 24/7 trên toàn bộ vùng biển trách nhiệm của Việt Nam. Tất nhiên có sự phối hợp của các lực lượng chức năng Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên lực lượng cứu nạn chuyên trách chúng tôi đóng vai trò chủ đạo và chỉ huy công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn khi có vụ việc xảy ra trên biển. Với số lượng phương tiện và nhân lực hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển", ông Hùng cho biết.

Lực lượng cứu nạn kip thời đưa thuyền viên bị nạn của tàu MAXIM quốc tịch Ấn Độ về bờ cấp cứu.

Lực lượng cứu nạn kip thời đưa thuyền viên bị nạn của tàu MAXIM quốc tịch Ấn Độ về bờ cấp cứu.

Hiện nay Bộ GTVT đang đầu tư đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng có chiều dài 62m, chịu được gió cấp 9, cấp 10, hoạt động được trong điều kiện thời tiết xấu và có khả năng đi biển dài ngày. Chính phủ Nhật Bản cũng đang hỗ trợ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN khoản viện trợ không hoàn lại trị giá hơn 100 tỷ đồng, bằng các thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên dùng.

Ông Đồng Trung Kiên, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Bắc khẳng định: Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền hành hải trên vùng biển được giao, đơn vị đã đầu tư lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu hàng hải theo đúng quy chuẩn.

Tại những vị trí quan trọng, mật độ phương tiện lớn đã được lắp đặt báo hiệu hàng hải vô tuyến điện (AIS); hệ thống hải đồ điện tử cũng thường xuyên được cập nhật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp tàu thuyền, xà lan cố tình vi phạm luồng tuyến, gây ra tai nạn.

"Trong 6 tháng năm 2022 trên các cùng nước thuộc phạm vi quản lý của Tổng công ty xảy ra 31 sự cố, tai nạn. Trong đó phần lớn là các phương tiện thủy nội địa, tàu cá đâm va vào các báo hiệu hàng hải, tự chìm đắm trên luồng chúng tôi phải xử lý. Đặc biệt khu vực luồng Lạch Huyện, Hải Phòng mặc dù đã được bố trí đầy đủ các báo hiệu cảnh báo nhưng nhiều phương tiện thủy vẫn cứ cố tình đâm va vào đê chắn sóng, chắn cát, gây thiệt hại lớn", ông Kiên nói.

Dưới góc nhìn khác, chuyên gia chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai của UNICEF ông Lý Phát Việt Linh cho rằng, cần đặc biệt lưu ý đến công tác chủ động giảm nhẹ rủi ro thiên tai, tức là theo dõi sát tình hình và kịp thời sơ tán tàu thuyền đến nơi tránh trú an toàn khi có bão.  

"Người dân cần phải theo dõi sát diễn biến tình hình thiên tai sắp đến, hướng cơn bão di chuyển và khả năng ảnh hưởng của cơn bão để có sự chuẩn bị kịp tời và khi bão đến phải thật bình tĩnh, thực hiện theo các phương án và các hướng dẫn của cơ quan chức năng", ông Lý Phát Việt cho biết.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những điểm nghẽn trong công tác cứu hộ, cứu nạn hiện nay sẽ được giải quyết trong Dự án Luật Phòng thủ dân sự, Quốc hội sẽ cho ý kiến vào kỳ họp thứ tư vào tháng 10 tới.

"Cứu hộ cứu nạn trên biển vô cùng khó khăn, trong dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đề cao trách nhiệm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, từ con người, phương tiện, biện pháp và tất cả các nguồn lực. Làm sao đảm bả có hiệu quả nhất và an toàn không chỉ cho người được cứu mà còn an toàn cho cả người ứng cứu. Vì thế nếu không có sự phối hợp, không triển khai nhanh sẽ không đạt hiệu quả", ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết.

z3626989837187_35996585f13b3685bd74b06db828be80

Điều kiện thời tiết cực đoan, nguy cơ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để giảm tối đa thiệt hại thì ngoài những yếu tố khách quan hay sự cố bất ngờ thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ứng phó. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, trước khi được các lực lượng cứu nạn thì kĩ năng xử lý tình huống của thuyền trưởng và mỗi thuyền viên, ngư dân cần phải được trang bị đầy đủ.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Kỹ năng xử lý tình huống, yếu tố then chốt để sinh tồn trên biển”.

Theo Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, trong số 158 thông tin cứu nạn mà đơn vị nhận được trong 8 tháng qua thì có đến 124 vụ việc liên quan đến tàu cá, chiếm 78,5%, tỷ lệ này hàng năm thường dao động từ 70-90%.

Các yếu tố làm gia tăng tai nạn, sự cố trên biển như thiên tai, chất lượng phương tiện hay trình độ của thuyền viên đều đã được cảnh báo; sự gia tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ cũng đã được các cơ quan chức năng dự báo.

Thế nhưng, sau vụ cứu nạn tàu cá Bình Thuận bị chìm hồi tháng 7 tại vùng biển miền Trung cho thấy rõ, kỹ năng tìm cứu nạn của lực lượng chức năng còn khá hạn chế. Mặc dù chúng ta đã bố trí rất nhiều lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, thậm chí Quân chủng Hải quân đã điều động cả máy bay trực thăng để tìm kiếm cứu nạn, nhưng không tìm kiếm được người gặp nạn mà đều do tàu hàng nước ngoài và tàu cá của ngư dân cứu vớt.

Điểm mấu chốt ở đây là phương án cứu nạn của các lực lượng chỉ trong phạm vi hẹp, tập trung chủ yếu quanh khu vực tàu bị đắm mà không tính đến phương án thuyền viên nhảy sang các thuyền thúng và trôi theo dòng nước. Tình huống này lẽ ra phải được các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đưa ra ngay từ khi diễn tập và rèn luyện.

Một vấn đề nữa đó là trên các tàu cá hiện đang thiếu các thiết bị sinh tồn cơ bản. Các loại phao cứu sinh, xuồng hay ca nô cứu hộ chuyên dụng hiện có chi phí rất lớn nên ngư dân không thể trang bị. Vì thế, cần phải tính đến việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất ra các bộ cứu hộ dưới dạng túi sinh tồn tương tự phao cứ sinh, có giá thành hợp lý.

Trong đó bao gồm một số dụng cụ gọn nhẹ như: gương, đèn laser, lương khô...túi này sẽ được móc vào ghế của thuyền trưởng, khi có sự cố thuyền trưởng có thể đeo ngay vào người, rời thuyền bị đắm lên ca nô hoặc thuyền thúng cứu hộ.

Các thiết bị trong túi sinh tồn như gương và đèn laser được dùng để báo hiệu cho các tàu thuyền lân cận đến cứu giúp. Như vậy công tác cứu nạn sẽ được tiến hành sớm, hạn chế tử vong. Rất tiếc trong vụ chìm tàu Bình Thuận, trên tay các thuyền viên không hề có một mảnh gương hay đèn laser để báo hiệu.

Hiện nay các quy định về kiểm soát chất lượng phương tiện trước khi vươn khơi đã có, các lực lượng chức năng cần tiếp tục giám sát nghiêm túc việc thực hiện, kiên quyết không để tàu thuyền vương khơi khi không đảm bảo an toàn.

Chính phủ cũng cần quan tâm dành nguồn kinh phí mở các lớp tập huấn, phổ biến kinh nghiệm cho thuyền viên, ngư dân. Đặc biệt, việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống trên biển cho thuyền trưởng và thuyền viên thông qua các buổi diễn tập là cực kỳ quan trọng. Cách làm này có chi phí thấp hơn nhiều so với việc triển khai tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp họ tự cứu mình khi có thiên tai, sự cố xảy ra.

Đây là trách nhiệm của nhà nước, không chỉ trang bị kĩ năng, kiến thức cho lực lượng cứu nạn chuyên nghiệp mà phải quan tâm đến lực lượng thuyền viên, ngư dân, vì công việc hàng ngày của họ gắn liền với biển.  

Khi kỹ năng, trình độ chuyên môn của thuyền viên được trang bị, phương tiện đảm bảo an toàn thì rủi ro trên biển sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sự chủ động phòng tránh cũng vô cùng quan trọng.

Vì thế việc cung cấp các thông tin về diễn biến thời tiết trên biển, cảnh báo sớm cần được đẩy mạnh hơn nữa, để người dân biết và chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai, sự cố xảy ra.

Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

// //