Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trông giữ ôtô 'tạm thời' trên vỉa hè (Kỳ 2): 'Con tin' và độ vênh chính sách

Phóng viên - 17/02/2022 | 10:04 (GTM + 7)

Dường như, vỉa hè đang trở thành 'con tin' để mang ra khỏa lấp những nan đề thành phố Hà Nội chưa giải quyết được, hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn.

Ở góc nhìn rộng hơn, việc duy trì chính sách 'tạm thời' cùng với việc giám sát, quản lý yếu kém đang gây ra sự xung đột trong thực hiện những chủ trương lớn của thành phố về phát triển giao thông đô thị.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Đường đến trường của trẻ em bị chắn bởi hàng loạt bãi đỗ xe trên phố Hào Nam (Hà Nội)

Xe chiếm hết chỗ, bọn em không đi bộ được

Nguyễn Công Thành, Phan Như Ý, học sinh lớp 8, cùng chúng bạn thường xuyên đi bộ trên phố Hào Nam, ngang qua nhà ga Cát Linh của tuyến đường sắt đô thị 2A. Dù rất cố gắng, các em cũng không thể vượt qua được tới 3 bãi trông ô tô mọc lên san sát trên vỉa hè. 

Đáng chú ý, ngoài 2 bãi tự phát từ đầu phố Vũ Thạnh hất lên, còn có một bãi trông giữ xe chính thức phục vụ khách đi tàu điện trên cao. Và chính bãi đỗ xe này cũng chăng dây lấn đến 90% diện tích vỉa hè. Không gian còn lại vốn rất chật chội, thỉnh thoảng lại bị chắn ngang bởi cây xanh, tủ điện.

Cực chẳng đã, các em học sinh, khách bộ hành tới nhà ga đành phải đi chung với luồng xe cộ đông nghịt phía dưới. Chưa dừng lại, khi xuống đường, họ tiếp tục bị đẩy lùi xa khỏi lề đường, nơi cũng bị biến thành chỗ đỗ ô tô!?

Nguyễn Công Thành, Phan Như Ý chia sẻ:  'Theo em, đỗ xe như này không an toàn, bọn em đi thì không được thuận tiện, xe chiếm hết chỗ đi rồi

'Đi thường bị vấp phải đá, có mấy lần em suýt bị xe tông. Mong có thể dẹp bớt mấy cái xe ở phía lòng đường, dẹp bớt những cái thứ này như mấy cái cây, hàng rào để dễ cho người đi bộ hơn ấy ạ'.

Bãi đỗ xe phục vụ khách đi đường sắt 2A tại ga Cát Linh lại chiếm không gian người đi bộ, chừa lại phần đường chắn ngang bởi cột điện và biển báo.

Thiết kế và chức năng của vỉa hè không dành cho trông xe

Ông Đinh Sĩ Thành, sinh sống ở quận Đống Đa nhận định về những nghịch lý ở Hà Nội, khi chính hạ tầng phục vụ giao thông công cộng lại cản trở người dân tiếp cận giao thông công cộng; khi thành phố vừa có chủ trương hạn chế ô tô vào nội đô, lại vừa tạo tiện lợi trong dừng đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường, dung túng cho nhu cầu lái xe vào vùng lõi của người dân.

'Cả dãy xe để đây thì lối đi này nó nhỏ chứ. Dân đi bộ đi thế nào được, xuống lòng đường đi à. Thuê ở đây thì chỉ nhà nước mới cho thuê  được, nhưng người dân không đồng ý cho thuê kiểu này, vỉa hè là của người dân', ông Thành bức xúc.

Ông Trần Huy Ánh, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, Hà Nội đang quá ưu ái ô tô khi không gian chiếm dụng lớn (42% diện tích mặt đường), nhưng hệ số sử dụng lại thấp, chỉ chở trung bình 1,2 người/xe, hiệu quả chuyên chở chỉ ngang đi bộ, xe đạp và thấp hơn nhiều xe máy, xe buýt. Ô tô là phương tiện có lợi nhất cho cá nhân, nhưng xã hội lại phải bỏ ra kinh phí gấp 10 lần để đầu tư xây đường sá, bãi đỗ. Dường như, khi chưa giải quyết được nhu cầu đỗ ô tô, Hà Nội lại đem vỉa hè ra làm “con tin” để câu giờ cho các dự án treo, thiếu đồng bộ. Và vỉa hè, dĩ nhiên, bị vô hiệu hóa công năng.

'Chức năng thiết kế của vỉa hè là dành cho người đi bộ, nó có tính chất cơ lý, tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu, tải trọng tĩnh, tải trọng động.

Chưa nói đến để bố trí hạ tầng đô thị như đường dây, đường ống, cây xanh, thảm cỏ, nó còn có mặt nhám để người già, trẻ em không bị vấp ngã, để người khuyết tật đi lại, tiếp cận đô thị bình đẳng.

Nó còn có một phần bọt xốp hỗ trợ thấm nước tự nhiên trong khi hệ thống thoát nước của thành phố rất hạn chế, là chức năng tích tụ hơi nước trong đất nuôi sống cây xanh. Như vậy, vỉa hè có chừng ấy chức năng chứ không phải chỉ để cho ô tô hàng tấn đỗ lên', Kiến trúc sư Trần Huy Ánh phân tích.

Sức chuyên chở của ô tô thuộc hàng kém nhất trong các loại hình phương tiện đi lại, chỉ ngang đi bộ và xe đạp nhưng lại được chính quyền đô thị ưu ái quá mức (Nguồn: Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang).

Cấp phép tạm thời, nhưng không rõ thời gian kết thúc

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh phân tích sự triệt tiêu lẫn nhau giữa các chính sách xung quanh cách Hà Nội ứng xử với vỉa hè. Mục tiêu của việc cấp phép tạm thời này nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của một bộ phận nhỏ người đi ô tô, song lại gây ra một loạt hệ lụy khác khó giải quyết hơn cho cả xã hội.

Hà Nội đang tạo ra một miếng bánh béo bở với các doanh nghiệp chính là các bãi trông giữ xe tạm thời trên lòng đường, hè phố khi chi phí thuê đất thấp, lợi nhuận cao, ít công cụ kiểm soát doanh thu thực tế. Nó đối nghịch hoàn toàn với chính sách khuyến khích đầu tư các bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ thông minh chuyên dụng.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm: 'Tóm lại tạo ra bất bình đẳng trong việc trông giữ xe, mất an ninh trật tự, vấn đề xã hội giữa lợi ích nhóm vì không có quy định chuẩn, không có yêu cầu về đấu thầu, công khai minh bạch, mang tính tạm thời.

Đặc biệt làm cho quy hoạch tổng thể của thành phố bị sai lệch, nhếch nhác, tạo ra sự hư hỏng cho các vỉa hẻ. Chi phí để hồi phục vỉa hè và khu vực đỗ xe đó tương đối lớn nhưng đó lại là khoản chi của thành phố.

Như vậy, chúng ta đang móc túi ngân sách để chia cho nhóm lợi ích nào đó'.

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình nhận định, Hà Nội có ý muốn đúng đắn trong hạn chế phương tiện cá nhân, nhưng cách làm đang có vấn đề, biểu hiện rõ nét qua cách tận dụng vỉa hè một cách méo mó, phi logic: 'Cấp phép tạm, tạm là tạm thời nhưng thực ra không có thời điểm nào cụ thể, không ai nói cấp phép đó sẽ kết thúc trong 1 năm, 2 năm hay 3 năm.

Việc cho phép làm bãi xe ô tô diễn ra nhiều năm nay rồi và cái tạm đấy chỉ là để người ta nói tránh đi thôi chứ việc bãi xe ô tô đấy không có thời hạn mà không ai nghĩ phải chuyển bãi xe đó đi chỗ khác cả, đó là điều nguy hiểm nhất.

Một phần vỉa hè đáng lẽ ra mục đích phải dành cho người đi bộ thì lại bị chiếm làm bãi đỗ xe không thời hạn'.

Chính sách cấp phép tạm thời trông giữ xe trên vỉa hè đang triệt tiêu một loạt chính sách khác của Hà Nội như khuyến khích đầu tư xây bãi xe ngầm, bãi xe thông minh; hạn chế ô tô vào nội đô, từ bỏ phương tiện cá nhân, tạo thuận lợi cho người đi bộ tiếp cận giao thông công cộng...

Những chính sách triệt tiêu nhau đã phần nào được phô bày thông qua bộ mặt vỉa hè nhếch nhác, lộn xộn, tùy tiện. Hà Nội được gì và mất gì từ chính sách cho phép sử dụng một phần vỉa hè để trông giữ ô tô?

Ngân sách thu được bao nhiêu từ trông giữ phương tiện trên vỉa hè? Hà Nội có mong muốn trở thành một thành phố tạm thời? Và tạm thời là bao lâu?

Số phận của vỉa hè phải như vậy trong “giai đoạn quá độ”, hay người ta muốn nó như thế? Đâu là giải pháp cứu lấy vỉa hè, thoát lệ thuộc vào các bãi trông giữ xe tạm bợ?

Những vấn đề này sẽ được làm rõ trong Kỳ 3: “Hà Nội nên dừng trông giữ ô tô trên vỉa hè?"

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //