TP.HCM sẽ giãn cách theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày từ 0h ngày 9/7
Phóng viên - 07/07/2021 | 19:35 (GTM + 7)
Đó là thông tin chính tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều tối 07/7.
Thông tin từ cuộc họp, từ ngày 27/4 đến 18 giờ ngày 6/7, Thành phố ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố, trong đó có 45 bệnh nhân tử vong.
Từ 6 giờ ngày 6/7 đến 6 giờ ngày 7/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.
Hiện TP đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Có 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, trong đó có 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Thành phố đã kết hợp nhiều giải pháp như áp dụng Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ (riêng Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 thực hiện theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ); tạm dừng 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền và nhiều chợ truyền thống; siết chặt công tác phòng chống dịch tại các khu chế xuất khu công nghiệp, khu công nghệ cao, v.v...; đồng thời thành lập 25 Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch.
Thành phố cũng đẩy mạnh công tác lấy mẫu xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là các địa phương có nguy cơ rất cao. Hiện nay, Thành phố có 2.000 đội lấy mẫu, trong đó 1.200 đội chính và 800 đội dự phòng. Tổng công suất lấy mẫu của Thành phố đạt 1,3 triệu/mẫu ngày.
Về năng lực xét nghiệm, công suất đạt 400.000 mẫu gộp/ngày. Chỉ riêng từ ngày 26 tháng 5 năm 2021 đến nay, Thành phố đã xét nghiệm hơn 1,7 triệu mẫu nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm.
Công tác tiêm vaccine cũng được đẩy mạnh, đã thành hoàn thành chỉ tiêu (836.000 liều) trong vòng 5 ngày theo yêu cầu của Bộ Y tế. Lũy kế sau 4 đợt tiêm vaccine, Thành phố đã tiêm được 985.000 liều. Ngoài ra, Thành phố cũng tập trung triển khai 6 nhóm chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ là 886 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại Thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng vi rút Delta, chủng vi rút được Tổ chức Y tế thế giới xem là chủng trội toàn cầu, có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine.
Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch, đó là áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ 15 ngày trên địa bàn Thành phố từ 0 giờ ngày 09/7/2021.
Phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều tối 7/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, nhận định TP đang trải qua cuộc chiến thật sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để phòng chống dịch. Do đó, TP.HCM phải nâng cao các biện pháp phòng chống dịch.
Theo ông Phong, dù số ca nhiễm COVID-19 tại TP đang tăng nhanh nhưng TP đã chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống. Ông khẳng định đảm bảo lượng hàng hóa cung ứng nên người dân không cần mua tích trữ, không tập trung đông người.
Chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn người dân hãy bình tĩnh, tin tưởng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của TP, chung sức chung lòng cùng chính quyền TP trong 15 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16.
Xây dựng 4 bệnh viện dã chiến với quy mô 12.000 giường
Ứng phó với kịch bản 10.000 -15.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM đã chuyể đổi công năng của 5.000 giường từ các bệnh viện. Trước tình hình căng thẳng, Thành phố xây dựng thêm 4 bệnh viện dã chiến vưới quy mô 12.000 giường đua vào hoạt động.
TP.HCM đang nóng với tình hình dịch bệnh Covid-19, con số đã vượt qua 7.000 ca. Dự báo số ca mắc tiếp tục tăng trong thời gian tới kèm theo diễn biển phức tạp. Vì vậy việc bổ sung thêm các BV Dã chiến chuyên thu dung điều trị các ca nhiễm là cần thiết nhằm giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng.
Cả 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 đều tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có gồm: Ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia (BV dã chiến số 1), các khu nhà tái định cư của Thành phố chưa đưa vào sử dụng hoặc chưa đấu giá (BV dã chiến số 2 - khu nhà tái định cư ở quận 12, BV dã chiến số 3 - khu nhà tái định cư ở TP Thủ Đức, BV dã chiến số 4 - khu nhà tái định cư ở huyện Bình Chánh.
Để 4 bệnh viện nhanh đưa vào hoạt động Sở Y tế TP.HCM đã phối hợp với nhiều đơn vị như Sở Xây dựng, Bộ Tư lệnh Thành phố, Ban Quản lý Ký túc xá ĐHQG TPHCM. Hàng trăm chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Thành phố cùng với hàng nghìn nhân viên y tế công tác tại các bệnh viện được điều động luân phiên đến công tác tại 4 bệnh viện dã chiến này. Thời gian mỗi đợt luân phiên là 4 tuần, trong thời gian luân phiên các y, bác sĩ sẽ lưu trú hẳn tại các bệnh viện dã chiến, không trở về nhà.
Riêng Trung tâm Cấp cứu 115 cũng được huy động và chịu trách nhiệm bố trí các kíp cấp cứu và xe cấp cứu thường trực 24/7 tại các bệnh viện dã chiến để kịp thời vận chuyển người bệnh chuyển nặng đến các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19. Trung tâm Cấp cứu 115 còn được giao nhiệm vụ liên hệ và điều phối xe vận chuyển chuyên dùng phục vụ chống dịch COVID-19 đến các điểm cách ly tạm để vận chuyển người bệnh F0 đến các bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị.
Trước đó BV dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1 với quy mô 4.000 giường đã đi vào hoạt động hơn 10 ngày qua. Từ ngày 4/7 đã triển khai thêm BV dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2 với quy mô 2.000 giường. Và hôm nay ngày 7/7, BV dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3 quy mô 3.000 giường và BV dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 quy mô 3.000 giường bắt đầu đi vào hoạt động.
Ẩu đả gây thương tích, hành hung người khác sau va chạm giao thông thậm chí tấn công cả những người can ngăn, vì sao vẫn xảy ra? Thực trạng đáng báo động, gây tâm lý bất an, tổn hại đến sức khỏe, thậm chí cướp đi mạng sống của người tham gia giao thông làm cách nào để chấm dứt?
Hiện Nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã chính thức có hiệu lực từ 01/1/2025, tăng mạnh mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm. Tuy nhiên, có những trường hợp gặp khó khăn về tài chính trong việc nộp phạt.
Những năm qua, nút thắt “cổ chai” cầu Long Thành, Trạm thu phí Long Phước hay nút giao An Phú đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều lái xe khi lưu thông trên tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Vứt hết máy đốt và tinh dầu vào thùng rác, quay clip đăng lên các trang mạng xã hội như để chứng minh và thể hiện quyết tâm bỏ thuốc lá điện tử của mình.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những điểm đến nổi tiếng và thu hút khách du lịch bậc nhất tại TP.HCM. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng rong tràn lan tại đây đang gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.
Sau nửa tháng vận hành chính thức và miễn phí 1 tháng cho người dân, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) thu hút hàng vạn lượt khách trải nghiệm/ngày.