TP.HCM duyệt kế hoạch thu hồi hơn 16 ha đất làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
PV - 10/10/2022 | 22:42 (GTM + 7)
UBND TPHCM vừa phê duyệt kế hoạch thu hồi 16,05 ha đất quốc phòng để xây dựng dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường để xây dựng nhà ga hành khách T3, sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo kế hoạch, UBND TP sẽ ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ từ ngày 16 đến 20/10.
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình phối hợp các phường gửi quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ đến các đơn vị, tổ chức có đất bị thu hồi từ ngày 21 đến 23-10.
Từ ngày 24 đến 30/10, các phường 4, 12, 15 (quận Tân Bình) thực hiện chi trả tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.
Khu đất diện tích khoảng 16,05 ha để xây dựng nhà ga T3 sẽ được bàn giao theo hai đợt. Đợt 1, bàn giao hơn 14,757 ha dự kiến đầu tháng 10/2022.
Đợt 2 dự kiến trước ngày 30/10 sẽ bàn giao 1,293 ha sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Được biết, khu đất 16,05 ha hiện do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý. Trước đó, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này. Theo tính toán của Bộ Quốc phòng, cần khoảng 1.152 tỉ đồng di chuyển các đơn vị để bàn giao 16,05 ha đất xây dựng nhà ga T3.
Dự án nhà ga hành khách T3 được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5/2020, tiêu chuẩn quốc tế với công suất 20 triệu hành khách một năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa để giảm tải cho nhà ga T1.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 10.990 tỉ đồng bằng nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), không sử dụng ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.
Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.
Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.
Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.
Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.
Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.