Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM: Công chức, viên chức, người lao động đi xe buýt ít nhất 2 lần/tuần

Lê Tùng - 27/06/2022 | 20:33 (GTM + 7)

Việc tăng tuyến, khuyến khích cán bộ công chức đi xe buýt được coi là một giải pháp mà ngành giao thông đang triển khai. Để từ đó, xây dựng thói quen sử dụng vận tải hành khách công cộng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kéo giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Empty

Ngày 27/6, Sở GTVT TP.HCM có văn bản gửi các Sở, cơ quan, ban, ngành, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức đề nghị hỗ trợ phối hợp tổ chức tuyên truyền phát động công chức, viên chức, người lao động đi xe buýt và tham gia sử dụng ứng dụng “Nào ta cùng buýt”.

Chương trình này nằm trong Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP.HCM.

Cụ thể, Sở GTVT đề nghị các sở, cơ quan, ban, ngành, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức căn cứ tình hình thực tế, địa bàn quản lý của địa phương, đơn vị hỗ trợ phối hợp triển khai thực hiện tuyên truyền cho công chức, viên chức, người lao động tham gia giao thông bằng xe buýt. Đồng thời, sử dụng ứng dụng Go!Bus khi tham gia giao thông bằng xe buýt.

Ngoài ra, Sở GTVT cũng chỉ đạo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (Sở GTVT) tổng hợp số liệu của các đơn vị tham gia giao thông từ ứng dụng Go!Bus định kỳ báo cáo về UBND TP.HCM và Sở GTVT TP.

Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị phối hợp Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng tăng cường về hoạt động thông tin nội dung tuyên truyền vận tải hành khách công cộng lên hệ thống bảng thông tin giao thông điện tử, Cổng thông tin giao thông TP.HCM.

3489

Trước đó (ngày 20/6), Sở GTVT có Công văn gửi đến các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp công bố triển khai thực hiện Đề án. Mục đích của hoạt động này nhằm tăng cường công tác tác tuyên truyền, khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, góp phần đảm bảo các chỉ tiêu, nhiệm vụ nêu trên.

Đối với nội bộ, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Trung tâm) cũng đã phát động toàn thể viên chức, người lao động cùng tham gia sử dụng phương tiện công cộng 2 lần/tuần bằng ứng dụng Go!Bus.

Trong đó, yêu cầu nhân viên Trung tâm tham gia giao thông bằng xe buýt 2 lần/tuần, 8 lần/tháng bằng ứng dụng Go!Bus, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vận tải hành khách công cộng.

Để từ đó, xây dựng thói quen sử dụng vận tải hành khách công cộng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kéo giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố.

Nhằm đánh giá kết quả tham gia phong trào thi đua, Trung tâm đề nghị viên chức, người lao động các bộ phận nộp vé xe buýt cho các Tổ trưởng công đoàn để tổng hợp báo cáo. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại hàng quý và đánh giá năm của nhân viên người lao động.

Được biết, những năm gần đây, lượng khách đi xe buýt giảm dần qua các năm. Đơn cử, trong giai đoạn 2014 – 2018, khách đi xe buýt giảm bình quân 6,65%/năm. Đến năm 2019, lượng khách đi xe buýt chỉ đạt khoảng 255 triệu lượt (giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt năm 2018).

Sang năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản lượng khách đi xe buýt chỉ đạt 53 triệu lượt (giảm gần 60% so với năm 2020). Và năm 2022, TP.HCM đặt mục tiêu lượng khách đi xe buýt đạt 232 triệu lượt.

Chính vì vậy, việc tăng tuyến, khuyến khích cán bộ công chức đi xe buýt được coi là một giải pháp mà ngành giao thông đang triển khai.

Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

Vé máy bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn do chi phí chuyển đổi xanh

Vé máy bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn do chi phí chuyển đổi xanh

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ước tính quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 của ngành hàng không sẽ cần khoản đầu tư lên tới 5.000 tỷ USD cho đến năm 2050. Ngay lúc này, các hãng hàng không trên thế giới đang dồn lực mua nhiên liệu "xanh".

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.

// //