Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tổn thương tâm lý mùa dịch (Kỳ 3): Tia sáng xoa dịu những tổn thương

Chu Đức - Thùy Linh - Huy Văn - 22/04/2022 | 10:09 (GTM + 7)

Trước bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tâm thần trong mùa dịch, những áp lực, khó khăn mà người dân đang gặp phải trong tâm trí, vậy đâu là giải pháp để giải tỏa những tổn thương rất cá nhân và thầm lặng như vậy?

>>> Tổn thương tâm lý mùa dịch (Kỳ 1): “Sóng ngầm” dữ dội trong mỗi gia đình
>>> Tổn thương tâm lý mùa dịch (Kỳ 2): Cơn bùng phát các vấn đề tâm lý xã hội

Từng có bằng cử nhân tâm lý giáo dục, làm việc tại bệnh viện tâm thần, nhưng trầm cảm do những tổn thương thời thơ ấu và áp lực trong quá trình mang thai chưa khi nào khiến cuộc sống của chị Nguyễn Thị Nhàn trở nên dễ dàng.

Sau nhiều năm nghỉ việc, ở nhà thu mình lại, không thiết làm việc gì, duyên cớ đưa chị đến với Trung tâm hỗ trợ tâm lý Tây Hồ, một dự án do những người đã vượt qua trầm cảm thành lập theo mô hình thiện nguyện ở Hà Nội.

Được mở lòng chia sẻ, trở nên hữu ích, chị Nhàn không những vượt qua được cơn dày vò của trầm cảm, còn trở thành một giáo viên tư vấn tâm lý tại trung tâm: 'Trước khi đến lớp, mình không đi thăm khám ở đâu cả. Bởi vì hình ảnh bên ngoài của mình đã tạo ra rất là tốt rồi.

Vậy thì làm sao mình dám đi thăm khám để rằng biết tôi bị trầm cảm. Thời điểm đấy là học và tham gia học zoom cùng mọi người, bạn có thể để cho người khác biết và có thể không biết bạn, thì mình mới dám thả lỏng để nói ra chia sẻ.

Rõ ràng bây giờ cuộc sống của mình hạnh phúc hơn rất nhiều, mình cảm thấy rất yêu chồng yêu con'. 

Trung tâm hỗ trợ tâm lý Tây Hồ được sáng lập bởi các thành viên từng vượt qua trầm cảm. Nhiều người hết rối nhiễm tâm lý đã trở thành tư vấn viên cho người đến sau

Trung tâm hỗ trợ tâm lý Tây Hồ được sáng lập bởi các thành viên từng vượt qua trầm cảm. Nhiều người hết rối nhiễm tâm lý đã trở thành tư vấn viên cho người đến sau

Ở một tâm thế tương tự, chị Bích Vân, từ một người bị hội chứng sợ dùng thuốc, phải cai thuốc điều trị trầm cảm và chuyển sang trị liệu tâm lý, chị đã có rất nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với những người đồng cảnh ngộ. Hiện chị Bích Vân là một tư vấn viên năng động tại Trung tâm tư vấn tâm lý Dr.PSY (ở Hà Đông, Hà Nội).

'Phải rất cảm ơn anh Hòang (chuyên gia điều trị), vì quá trình điều trị thuốc rất kinh khủng. Những lúc trò chuyện nó sẽ nhẹ bớt đi.

Cùng với đó, sẽ có những bài tập để tìm ra những nguyên nhân và từ từ giải quyết từng cái một.

Chính vì vậy, sau này mình trò chuyện trên hội nhóm mình luôn cố gắng khuyên các bạn tìm đến chuyên gia, nhà tâm lý trước, rồi hãy tìm đến bác sĩ và dùng thuốc, đặc biệt là các bạn bị nhẹ', chị Vân tâm sự.

Từ nỗi trăn trở về câu chuyện suýt tự tử của bạn thân, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng đã mở dịch vụ tham vấn trị liệu tâm lý nhằm giúp đỡ nhiều người khó khăn về sức khỏe tâm thần

Từ nỗi trăn trở về câu chuyện suýt tự tử của bạn thân, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng đã mở dịch vụ tham vấn trị liệu tâm lý nhằm giúp đỡ nhiều người khó khăn về sức khỏe tâm thần

Chuyên gia Hoàng theo lời chị Vân là ông Nguyễn Ngọc Hoàng, nhà sáng lập Trung tâm trị liệu tâm lý Dr.PSY. Khi còn là cậu sinh viên khoa tâm lý học, Hoàng từng nhận cuộc gọi của một người bạn thân bị rối loạn giấc ngủ, dùng thuốc chống trầm cảm không có tác dụng. Nếu đêm đó không nhấc máy, có lẽ, người bạn tuyệt vọng đó đã nghĩ tới việc tồi tệ nhất là tự tử.

Chính điều này đã khiến Nguyễn Ngọc Hoàng trăn trở và tìm tòi mở một dịch vụ về sức khỏe tâm thần. Nhờ loại bỏ được rào cản đầu tiên là chi phí tiếp cận, đến nay, 80% khách hàng của Hoàng quay trở lại để được tư vấn lần thứ hai trở lên.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng chia sẻ: 'Các bạn đi làm một ca tham vấn trị liệu phải chi trả từ ít nhất 25.000, có ca trả tới 5 triệu/60 hoặc 90 phút với chuyên gia.

Đây là số tiền rất lớn so với thu nhập, khi mà đa số người tới là người trẻ. Dr.PSY có giải pháp là thực hiện các dự án miễn phí, kêu gọi các chuyên gia trong ngành cùng hỗ trợ miễn phí hoặc ở một mức phí rất thấp'.

Trong khi đó, chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Vân Anh chia sẻ rằng, mỗi trường hợp chị tư vấn thành công là một lần nhẹ nhõm và hạnh phúc. Bởi ngoài xã hội, có rất nhiều người cần được lắng nghe, cần được thấu hiểu và đồng hành. Ngoài rào cản về chi phí, điều quan trọng là làm thế nào để người gặp vấn đề về tâm lý có thể mở lòng chia sẻ và tiếp nhận sự tư vấn, trị liệu.

Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Vân Anh: 'Thân chủ có lý do riêng để lựa chọn những cái họ đang có, họ có cuộc đời riêng. Tôi chỉ là người đồng hành, và người tìm ra giải pháp tốt nhất cho thân chủ lại chính là thân chủ, không phải tôi.

Nếu tôi áp những trải nghiệm của tôi lên họ thì thành không lắng nghe mất rồi, sẽ không mang câu chuyện, cảm xúc bản thân trong quá trình trò chuyện.

45 phút, 60 phút hay 90 phút trị liệu thì tất cả đều là câu chuyện, cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ. Tôi chỉ là người đồng hành, lắng nghe, nâng đỡ.

tien-si-tran-van-cong
Rối loạn tâm lý sẽ chỉ được nhìn nhận bình thường nếu tỉ lệ bác sĩ, chuyên gia tăng, phí tham vấn trị liệu rẻ, được bảo hiểm…

Tiến sĩ Trần Văn Công, chuyên gia tâm lý học lâm sàng, Đại học Quốc gia

Bác sĩ Vũ Thy Cầm, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia nhận định, bên cạnh những dịch vụ xã hội tự vận động, hệ thống y tế công về lĩnh vực sức khỏe tâm thần hiện chưa được chú trọng đúng mực, nguồn cung thăm khám, tư vấn, trị liệu chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của cộng đồng, kể cả nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực này, bao gồm bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý.

'Có thể thấy sức khoẻ thể chất rất nhiều chuyên khoa, sức khoẻ tâm thần chỉ có chuyên khoa tâm thần. Như vậy thì sức khoẻ tâm thần ở đây là gì? Nó rất là nhiều, nó phải tương đương với thể chất. 50% thể chất – 50% tâm thần. Vì vậy gánh nặng của bác sĩ tâm thần mới trải dài trải rộng làm sao', Bác sĩ Vũ Thy Cầm nói.

Tiến sĩ Trần Văn Công, Đại học quốc gia cũng có chung quan điểm. Một số bệnh viện, phòng khám đã bắt đầu quan tâm nhưng không phải chỗ nào cũng bố trí được vị trí việc làm, trả lương xứng đáng, do phải cân đối thu chi, cân nhắc nhiều mặt: 'Về mặt chính sách và về mặt tư tưởng thì chúng ta thấy rằng, mọi người đều đồng ý là nó cần và nó nên có.

Nhưng vấn đề là khi thực hiện thì thiếu người thiếu nhân lực được đào tạo tốt, xong rồi lại bố trí cái vị trí công việc và lương như vậy nên gây cho họ là cũng rất nhiều khó khăn.

Lĩnh vực về chăm sóc cho khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thì còn còn rất rất nhiều hạn chế'.

Bác sĩ Bùi Phương Thảo, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, tin rằng, bất chấp những khó khăn như vậy, ý chí, nghị lực sống của con người vẫn luôn ươm mầm hy vọng sống, vượt lên nghịch cảnh. Những người gặp rắc rối về vấn đề tâm lý sẽ không cô đơn, nếu họ chịu mở lòng. Vẫn luôn có các chuyên gia, những người đồng cảnh ngộ sẵn lòng lắng nghe và đồng hành cùng họ.

Dịch bệnh khiến xã hội ngày càng quan tâm đến sức khỏe tinh thần, và người gặp rối nhiễm tâm lý cũng sẽ không cô độc khi luôn có các cộng đồng, chuyên gia sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng họ

Dịch bệnh khiến xã hội ngày càng quan tâm đến sức khỏe tinh thần, và người gặp rối nhiễm tâm lý cũng sẽ không cô độc khi luôn có các cộng đồng, chuyên gia sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng họ

'Chúng ta đang ở trong thời đại phát triển như thế này thì mình tin rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Bản thân các bạn cũng phải có cái nhìn thoáng hơn và cái nhìn tử tế hơn tốt hơn đối với tâm thần. Nó không đáng chịu đựng những cái rèm pha và những kỳ thị như thế. Cái thúc đẩy mình trở thành bác sĩ tâm thần nhất, đó là mình muốn góp sức nhỏ bé để thay đổi cái nhìn nhận của người dân về sức khỏe tâm thần. Đó thực sự rất quan trọng', Bác sĩ Bùi Phương Thảo tâm sự.

Không ai bị lẻ loi, bị bỏ lại phía sau trong cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần, đó cũng là mong muốn của những người thực hiện loạt bài “Tổn thương tâm lý mùa dịch”.

Hy vọng rằng, đại dịch đã giúp toàn xã hội, gồm cả những nhà làm chính sách có sự quan tâm, để ý và đầu tư tương xứng đối với lĩnh vực này.

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //