Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Là hoạ sĩ thiết kế, công việc hằng ngày của chị Đoàn Doan luôn gắn liền với máy tính, thế nhưng sau một thời gian làm việc online vì dãn cách xã hội, chị Đoàn Doan quyết định dành thời gian rảnh rỗi để ôn lại tay nghề vẽ của mình.
Ban đầu chị chỉ vẽ chân dung cậu con trai đáng yêu của mình, rồi vẽ cho bạn bè… nhưng tình cờ khi đọc báo thấy những hình ảnh các y bác sĩ, các chiến sĩ làm công tác chống dịch bệnh, những bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở khắp nơi trên cả nước chị đã quyết định vẽ lại những hình ảnh này.
Mục đích ban đầu, như chị chia sẻ đó là: Sẽ nhặt nhạnh những hình ảnh đáng yêu trong mùa dịch để mọi người cùng thư giãn, cổ vũ thêm tinh thần chiến đấu cùng dịch bệnh.
Là người trẻ tuổi, tính tình hoạt bát, vui vẻ, nên những bức hình chị Đoàn Doan vẽ về công tác phòng chống dịch bệnh không hề mang vẻ u ám, nặng nề mà luôn mang lại cho người xem cảm giác vui vẻ, lạc quan. Đúng như chia sẻ của chị Doan: 'Tôi vẽ những bức tranh về họ vì muốn lan toả những hình ảnh tích cực và đáng yêu của họ đến với mọi người.
Sau khi vẽ tôi tìm cách gửi tặng đến các nhân vật trong các bức hình của mình để thay lời cảm ơn cũng như gửi tới họ một sự động viên về mặt tinh thần. Mong rằng các lực lượng phòng chống dịch sẽ luôn mạnh khoẻ, bình an và sớm chiến thắng dịch bệnh. Và chúng ta sẽ sớm được trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.
Chị Doan cho biết, từ ngày ra trường hơn 10 năm, công việc gắn với thiết kế trên máy tính nên việc vẽ tranh gần như đã quên bẵng. Nhưng trong những ngày ở nhà vì dãn cách xã hội, chị đã tìm thấy niềm vui trong việc vẽ tranh. Đôi khi, bắt gặp những hình ảnh đem lại cảm xúc lớn cho mình, chị hì hục ngồi cả đêm để vẽ, sáng hôm sau khoe lên facebook cá nhân. Rồi lại hì hục tìm bằng được nhân vật mình đã vẽ để gửi tặng.
Nhiều người đã tỏ ra bất ngờ, rồi thích thú trước những bức tranh vẽ chính mình. Họ cũng không ngờ mình được vẽ một cách sinh đông và đáng yêu như vậy.
Một chi tiết khá vui là sau khi chứng kiến vợ mình vẽ tranh bằng giấy vẽ, bút màu của con, rồi nhặt nhạnh cả bút trang điểm, son để vẽ… Chồng chị Doan đã âm thầm mua tặng vợ một bộ bút, màu để vợ thực hiện đam mê của mình. Chưa kể đến việc anh chồng tâm lý, thấy vợ mải mê vẽ tranh còn sẵn sàng phục vụ cơm nước tại bàn cho vợ.
Đến nay, sau những tháng ngày dãn cách xã hội, chị Doan đã có trong tay hàng trăm bức tranh ghi lại hình ảnh người dân cả nước chống lại dịch bệnh. Và rất nhiều trong số đó đã mang lại niềm tin, sự lạc quan cho người bệnh, cho các y bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu: Tôi cảm thấy vô cùng biết ơn các lực lượng phòng chống dịch nơi tuyến đầu. Bởi vì khi chúng ta đang được ở bên gia đình, được làm việc và nghỉ ngơi thì họ lại phải gác lại các trách nhiệm với gia đình của mình để lên đường chiến đấu với dịch bệnh…
Chị Doan chia sẻ, nhiều khi đang đêm chồng con đã ngủ, ngồi hí hoáy vẽ được một bức tranh ưng ý liền lay chồng dậy hỏi tới tấp: “Đẹp không, đẹp không?”, “Giống chưa?”…
Không chỉ mang đến niềm vui cho người xem, những bức tranh của chị Đoàn Doan cũng mang đến những suy nghĩ và sự xúc động thật sự. Như hình ảnh bé gái sơ sinh suy hô hấp nặng kèm rối loạn đông máu, con của sản phụ mắc COVID-19 được cứu sống tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngày 9/7, bé ra viện và được các bác sĩ, điều dưỡng Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương đưa về với gia đình tại Bắc Ninh.
Bé gái này do mẹ mắc COVID-19 phải điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bố và bà của bé cũng phải đi cách ly tập trung nên khi nhập viện, mọi thủ tục và việc chăm sóc bé đều do các bác sĩ và điều dưỡng của Trung tâm Sơ sinh đảm nhiệm. Bé được ăn sữa mẹ hoàn toàn từ Ngân hàng sữa mẹ của Bệnh viện. Hình ảnh nữ điều dưỡng bế em bé trên xe cấp cứu được vẽ theo ảnh trên trang FB của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chị Doan tâm sự rằng, chị vẽ lại hình ảnh các nhân viên y tế và các bé với ý nghĩ tích cực là những chiến binh dũng cảm, những người lính chiến đấu trong mùa dịch. Hình ảnh các bé đi cách ly ai cũng xót xa nhưng nó vẫn là hiện trạng đang diễn ra, với mình thì mình lại nhìn vào mặt tích cực chứ ko muốn nhìn vào mặt thương cảm. Mình thấy các bé rất dũng cảm, dễ thương, tự giác trong khó khăn chứ không như một số người lớn còn trốn, chống đối khi đi cách ly... Và mình cũng muốn người lớn nhìn vào đó để càng thêm tuân thủ 5K, giữ gìn cho chính bản thân, cho gia đình cũng như xã hội. Mong TP. HCM nói riêng cũng như cả nước ta đều sớm vượt qua dịch bệnh, sớm trở lại cuộc sống bình thường!
Mỗi người sẽ chọn cho mình một niềm vui, một công việc nào đó mà trong những tháng ngày tất bật vì công việc, chồng con, gia đình đã chiếm hết thời gian. Một đam mê vốn đã gần như bị lãng quên, nhưng nay vì Covid, vì phải dãn cách xã hội, thời gian rảnh rỗi ở nhà có nhiều nên đam mê ấy đã quay trở lại.
Như tâm sự của chị Hoa ở Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn là một người phụ nữ của gia đình, gần 20 năm lấy chồng, làm dâu, làm vợ, làm mẹ, chị gần như quên mất đam mê khâu vá thêu thùa của mình. Nhưng sau hàng chục ngày làm việc online ở nhà, thời gian rảnh có khá nhiều, chị chợt nhớ ra trong kho đựng đồ của mình vẫn còn giữ lại máy khâu, khung thêu…
Vậy là, để thời gian rảnh ở nhà không vô nghĩa, chị Hoa đã tự tìm lại cho mình được niềm đam mê bỏ quên bấy lâu: Trước đây mình cũng biết chút ít về thêu nhưng chủ yếu là những mũi thêu cơ bản, nhưng từ khi dãn cách xã hội, phải ở nhà làm việc trực tuyến thì mình có nhiều thời gian rảnh ở nhà nên mình có thời gian học thêm những kỹ thuật thêu phức tạp hơn… Việc dùng thời gian rảnh để thêu theo mình thấy rất hữu ích, vì nó giúp mình giữ được tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh được tâm trạng âu lo, căng thẳng khi phải ở nhà quá nhiều…
Rất nhiều người, trong thời gian ở nhà vì dịch bệnh đã tìm lại được cho mình những thú vui, đam mê mà bình thường họ khó có thể thực hiện. Có người thì vẽ, có người lại tự học đồ hoạ theo hướng dẫn trên mạng. Có người lại dành thời gian để sắp xếp lại công việc ở công ty, để chờ khi hết dãn cách sẽ ngay lập tức triển khai hoạt động như bình thường.
Dịch bệnh kéo dài là điều không ai mong muốn, nhưng trong thời điểm chưa thể đẩy lùi ngay được, chúng ta phải tự tìm ra cách để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, và hơn hết, là học cách sống và vượt qua đại dịch.
Dịch bệnh kéo dài, nhiều nơi trong cả nước đang phải thực hiện dãn cách xã hội, nhiều khu phố, toà nhà đang phải chịu cách ly vì có người mắc Covid-19. Đó là điều không ai mong muốn.
Nhưng để thực hiện được mục tiêu chung, đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống của cả xã hội trở lại bình thường, chúng ta phải chấp nhận những khó khăn trước mắt.
Những ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hà Nội… và nhiều tỉnh thành khác đang phải căng mình, dồn toàn bộ sức lực để chống dịch, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân trước cơn sóng dữ mang tên Covid-19. Nhưng đâu đó vẫn có người tìm cách phá bỏ luật lệ, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội, không thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng về dãn cách xã hội.
Nhiều người vẫn tìm đủ mọi cách để ra đường dù chẳng có lý do gì chính đáng. Thậm chí có những người sẵn sàng làm giả giấy tờ, mua bán giấy đi đường để có thể thoải mái vượt qua các chốt kiểm soát dịch bệnh. Họ không biết rằng, sự thoải mái của cá nhân đang gây nguy hiểm cho cả cộng đồng, kéo dài thời gian dãn cách, nếu như chẳng may một người mang mầm bệnh đi lại khắp nơi.
Những ngày qua, con số thống kê lên tới hơn 10 ngàn người nhiễm Covid-19 mới được thống kê đã khiến hệ thống y tế ở nhiều nơi bắt đầu quá tải. Dù có nỗ lực đến mấy, những y bác sĩ nơi tuyến đầu cũng khó lòng đảm bảo đủ sức khoẻ để chăm sóc, phục vụ số lượng bệnh nhân ngày một tăng như vậy.
Nếu chúng ta theo dõi tin tức trên báo, đài hằng ngày… sẽ cảm nhận được sự vất vả của họ - những chiến sĩ phòng chống dịch bệnh nơi tuyến đầu. Họ đã kiệt sức vì tất cả chúng ta, vậy để đáp lại những nỗ lực, cố gắng đó, mỗi người, khi còn an toàn trước dịch bệnh, hãy tự làm một việc nhỏ, hoàn toàn trong khả năng của mình, để góp phần chống dịch. Đó là thực hiện nghiêm túc những quy định phòng chống dịch bệnh. Và hạn chế ra đường trong thời điểm này. Hãy ra đường khi dịch bệnh đã được đẩy lùi.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.