Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thúc tiến độ dự án ODA xây dựng 6 cầu mới thay thế cầu yếu trên các quốc lộ

Theo TTXVN - 15/09/2022 | 11:28 (GTM + 7)

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 sử dụng vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hợp tác và Phát triển kinh tế (EDCF) của Chính phủ Hàn Quốc đến nay đã giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành 2/4 gói thầu.

Thi công cầu Xóm Bóng trên Quốc lộ 1C, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN

Thi công cầu Xóm Bóng trên Quốc lộ 1C, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN

Phần mặt bằng để thi công cầu Đa Phúc thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội và mặt bằng cầu Bến Mới thuộc tỉnh Ninh Bình dự kiến bàn giao toàn bộ trước ngày 30/9/2022.

Về tiến độ xây dựng 6 cầu thuộc dự án đã triển khai thi công với sản lượng đạt khoảng 15%, cơ bản đáp ứng kế hoạch.

Lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho hay, để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 (đại diện chủ đầu tư) phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng, đồng thời thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2, trong năm 2022 kế hoạch giải ngân vốn để xây dựng 6 cầu gồm: cầu Bến Mới (Quốc lộ 38B, Nam Định), cầu Đoan Hùng (Quốc lộ 2, Phú Thọ), cầu Xóm Bóng (Quốc lộ 1C, Khánh Hòa), cầu Đa Phúc (Quốc lộ 3, nằm giữa Hà Nội và Thái Nguyên), cầu Sông Trường và Nước Oa (Quốc lộ 40B, Quảng Nam) là 371 tỷ đồng, đến nay, dự án đã giải ngân được 191 tỷ đồng đạt hơn 50% giá trị. Từ đây đến cuối năm, Ban Quản lý dự án 2 sẽ thúc đẩy tiến độ dự án đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải ngân.

Cũng theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2, dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ giai đoạn 1 sẽ đóng hiệp định vay vốn vào tháng 6/2024, vì thế thời gian thi công còn khá dài. Tuy nhiên, để chủ động tiến độ dự án, Ban Quản lý dự án 2 đang phấn đầu đưa dự án cán đích trước tháng 9/2023.

Liên quan đến công tác bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại dự án, đặc biệt sau phản ánh việc phá dỡ cầu cũ để thi công cầu mới (cầu Xóm Bóng) có nhiều bất cập như để bê tông sau khi phá dỡ cầu cũ rơi xuống lòng sông Cái. Đại diện Ban Quản lý dự án 2 khẳng định đã có những chấn chỉnh nhà thầu thi coong cầu Xóm Bóng.

Cầu cũ Xóm Bóng đã được nhà thầu hoàn thành phá dỡ xong từ tháng 7 năm 2022. Ảnh: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN

Cầu cũ Xóm Bóng đã được nhà thầu hoàn thành phá dỡ xong từ tháng 7 năm 2022. Ảnh: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN

Theo đó, Ban Quản lý dự án 2 đã yêu cầu nhà thầu sẽ thanh thải, làm sạch toàn bộ lòng sông, trả lại nguyên trạng lòng sông sau đó mới được thi công các giai đoạn tiếp theo của cầu mới. Hiện việc phá dỡ cầu Xóm Bóng cũ đã cơ bản hoàn thành.Để tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường, Ban Quản lý dự án 2 đã thuê một đơn vị đánh giá độc lập về môi trường để hàng tháng có báo cáo về các chỉ số môi trường xung quan công trường thi công. Đồng thời mỗi quý đơn vị này sẽ có báo cáo tổng hợp về việc quan trắc đánh giá tác động môi trường gửi chủ đầu tư.

Theo Bộ Giao thông vận tải, mục tiêu của Dự án Tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay ưu đãi do EDCF tài trợ nhằm xây mới, nâng cấp khoảng 60 cầu yếu, cầu kết nối trên các hệ thống đường quốc lộ trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ.

Ngoài 6 cầu yếu đang triển khai thuộc giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 1.498 tỷ đồng thì Bộ Giao thông Vận tải cũng đang yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 hoàn thành các thủ tục để triển khai xây dựng mới 10 cầu mới thay thế các cầu yếu tiếp theo thuộc giai đoạn 2 của dự án.

Được biết, tổng mức đầu tư giai đoạn 2 vào khoảng hơn 1.100 tỷ đồng cho 10 cầu nằm rải rác trên toàn quốc gồm tỉnh Nam Định (1 cầu), Quốc lộ 19 Gia Lai với 5 cầu, Kiên Giang (1 cầu), Hậu Giang và An Giang mỗi địa phương một cầu.

Ý kiến của bạn
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người 'bỏ' máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người "bỏ" máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đây là thời điểm nhiều người dân lựa chọn đi du lịch hoặc về quê thăm người thân. Năm nay, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, xu hướng du lịch, nhu cầu đi lại của người dân có sự thay đổi như thế nào?

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Để phát huy tiện ích của vé xe buýt “ảo”

Hà Nội đã khai trương thẻ vé thẻ phi vật lý cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Hành khách không còn phải chờ đợi để dán vé xe buýt hàng tháng, đơn vị vận hành cũng giảm bớt thủ tục, chi phí quản lý. Tuy nhiên, hiện chưa nhiều hành khách biết và sử dụng vé “ảo”.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Hơn 9 tháng qua, hàng chục hộ dân sống dọc bờ kè Thanh Đa thuộc phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) phải sống trong thấp thỏm lo sợ khi hàng trăm mét bờ kè tại đây bị sạt lở vẫn chưa được khắc phục.

Cơ sở tái chế phế liệu 'bức tử' môi trường

Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường

Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.

// //