Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thị trường nông sản nối tiếp đà giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Phóng viên - 08/09/2021 | 15:38 (GTM + 7)

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần sau ngày nghỉ lễ ở Mỹ, các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sở CBOT đều đồng loạt giảm giá, bất chấp mức hồi phục khá mạnh trong phiên sáng.

Nông sản

Giá đậu tương quay đầu giảm hơn 1% sau khi nỗ lực vượt trở lại vùng hỗ trợ tâm lí 1300. Theo Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 8 đạt 9.49 triệu tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước do lợi nhuận ép dầu giảm giảm xuống mức âm trong 3 tháng gần đây là yếu tố tạo áp lực lên giá. 

Giá dầu đậu tương cũng giảm mạnh do chính phủ Brazil đã thông qua chính sách giảm tỷ lệ pha trộn dầu thực vật trong diesel sinh học từ 13% xuống 10%. Giá khô đậu tương cũng giảm trước áp lực bán chung của thị trường nhưng mức giảm được thu hẹp nhờ tác động trái chiều với giá dầu đậu tương. 

Ngô tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu mức giảm khi khối lượng giao hàng trong báo cáo Export Inspections chỉ đạt mức 275,799 tấn, thấp hơn một nửa so với tuần trước đó.  

Lúa mì đóng cửa chỉ giảm nhẹ dưới 1%. Cục Kinh tế và Khoa học Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES) đã tăng dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 21/22 của nước này lên mức 32.63 triệu tấn, cao hơn 17.4% so với dự báo trước kết hợp với thời tiết gieo trồng thuận lợi hơn là yếu tố tạo sức ép lên giá mặt hàng này.

Nguyên liệu công nghiệp

Sắc xanh tiếp tục duy trì ở thị trường cà phê. Giá Arabica tăng nhẹ 0.5% lên 193.95 cents/pound, trong khi đó, giá Robusta tiếp tục gia tăng mạnh mẽ lên mức 2102 USD/tấn. Giá Robusta được hỗ trợ trong bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam vẫn khó kiểm soát, và tình trạng kẹt hàng tại các cảng chưa được giải quyết. Giá Arabica mở phiên tăng mạnh để cân chỉnh lại với mức tăng của giá Robusta từ phiên hôm trước, tuy nhiên, giá không được hỗ trợ nhiều nên lực bán áp đảo làm cho giá đóng cửa chỉ tăng nhẹ.  Bên cạnh đó, hiện nay, thị trường thiếu vắng các tin tức cơ bản nhưng giá cả hai mặt hàng cà phê vẫn liên tục tăng, đặc biệt là giá Robusta. Có thể các quỹ đầu cơ lớn đang tìm cách thổi phồng giá để tiến hành chốt lời và khiến cho thị trường hứng chịu mức giảm điều chỉnh lớn như cuối tháng 7 vừa qua.

Kim loại 

Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá của nhóm kim loại. Giá Bạc giảm 1.7% còn 24.37 USD/ounce, giá Bạch kim giảm mạnh 2.5% còn 995.9 USD/ounce.  Đồng USD bật tăng trở lại trong ngày mà các thị trường đầu tư rủi ro đều suy yếu. Cả hai chỉ số Dow Jones và S&P500 của thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm điểm. Thị trường tiền điện tử cũng trải qua một phiên bán tháo khi đồng Bitcoin bất ngờ giảm mạnh 6000 USD còn 46,800 USD. Vì thế, các nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ tiền mặt. Chỉ số Dollar Index tăng 0.5% lên 92.5 điểm, tuy nhiên sự gia tăng này lại trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực lên giá của các mặt hàng kim loại quý.

Ở thị trường kim loại cơ bản, giá Đồng giảm 1.2% còn 4.28 USD/pound trước các thông tin tiêu cực từ phía Trung Quốc. Nhập khẩu đồng trong tháng 8 của nước này giảm 41% so với cùng kỳ năm trước, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2019. Các nhà tiêu thụ đồng ở Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng mua Đồng ở mức giá hiện tại, họ chờ đợi giá Đồng tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc cũng là yếu tố làm giảm nhu cầu tiêu thụ đồng và gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá. 

Quặng sắt là kim loại duy nhất đóng cửa với sắc xanh bằng mức tăng 3.4% lên 138.75 USD/tấn. Không ảm đạm như thị trường Đồng, giá Quặng sắt bật tăng trở lại nhờ tin tức nhập khẩu Quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 10.1% so với tháng 7, bất chấp việc Chính phủ thực hiện các biện pháp hạn chế sản lượng thép. Hợp đồng Quặng sắt trên sàn Đại Liên cũng tăng 1.1% lên 118 USD/tấn. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định xu thế tăng của giá Quặng sắt đã được hồi phục.

Năng lượng

Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên hôm qua do áp lực của USD. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 1.36% xuống 68.35 USD/thùng, trong khi Brent giảm 0.73% xuống 71.69 USD/thùng. 

Lo ngại về dịch COVID-19 gia tăng sau đợt nghỉ Lễ Lao động tại Mỹ, khi hàng triệu người dân đi du lịch bất chấp cảnh báo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC. Số ca nhiễm mới hiện đạt trung bình 160,000 ca/ngày, gấp 8 lần so với đợt nghỉ Lễ Trưởng niệm tháng 5. Theo Goldman Sachs, dịch bùng phát mạnh làm giảm triển vọng kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm nay. Do đó, ngân hàng này hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ năm 2021 từ 6% xuống 5.7%. 

Bên cạnh đó, việc Saudi Arabia giảm giá tất cả các sản phẩm sang thị trường châu Á gây áp lực chung lên thị trường năng lượng. Động thái này được xem là dấu hiệu cho thấy tiêu thụ năng lượng tại khu vực này suy yếu, khi nhiều quốc gia phong toả để đối phó với dịch COVID-19. Ngoài ra, giá USD tăng mạnh 2 phiên làm tăng chi phí đối với những người sử dụng tiền tệ khác, gây áp lực lên các mặt hàng định giá bằng đồng bạc xanh như dầu thô.

Giá khí tự nhiên giảm mạnh 3.09% từ đỉnh xuống 4.568 USD/MMBTu sau chuỗi tăng kéo dài từ cuối tháng 8. Tuy nhiên, giá vẫn đang nằm ở mức cao trong vòng 4 năm.


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não đã tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não đã tử vong

Sau gần 2 tháng điều trị, nam sinh lớp 8 bị đánh tại sân đình Lệ Mật (quận Long Biên, Hà Nội) đã tử vong.

TP.HCM: Tỷ lệ phạt nguội vi phạm giao thông chiếm 31%

TP.HCM: Tỷ lệ phạt nguội vi phạm giao thông chiếm 31%

Chạy xe quá tốc độ, quá tải trọng, lấn làn, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hay dừng, đỗ nơi có biển báo cấm dừng, cấm đậu… những hành vi vi phạm này đều bị hệ thống camera giám sát ghi nhận và chuyển về cho lực lượng Công an TP.HCM, thanh tra giao thông xử lý.

“Sống ảo” giữa đường, coi thường tính mạng

“Sống ảo” giữa đường, coi thường tính mạng

Ít ngày trở lại đây, những hình ảnh vi phạm luật giao thông đường bộ liên tục được nhắc đến, liên quan tới việc chụp ảnh, quay clip, livestream các hoạt động nhảy múa, tập thể dục thể thao hay đơn giản là check-in “sống ảo”.

Làn riêng xe đạp: Lối vào bị chặn, đích đến… đường cụt

Làn riêng xe đạp: Lối vào bị chặn, đích đến… đường cụt

Đã hơn 3 tháng kể từ khi làn đường dành cho riêng cho xe đạp và người đi bộ được mở dọc sông Tô Lịch, đường Láng, Hà Nội. Tuy nhiên, lượng người sử dụng vẫn khá thưa thớt, chủ yếu vẫn là người dân sở tại đi tập thể dục và cho con nhỏ tập xe.

Tự sự của đêm: Mưa trong miền nhớ

Tự sự của đêm: Mưa trong miền nhớ

Trong những ngày cuối cùng của mùa khô, nắng chói chang, gay gắt trải khắp phương nam khiến mặt đất khô cằn nứt nẻ, những con kênh sâu hoáy kiệt cùng đến trơ đáy. Cỏ cây, con người cũng queo quắt vì đã dồn hết sức lực cuối cùng để chống chọi với cái oi bức, bỏng rát, hừng hực đến đau đầu.

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà đang dần hoàn thiện, kỳ vọng xóa ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà đang dần hoàn thiện, kỳ vọng xóa ùn tắc

Hiện dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà đã được thảm nhựa, lát vỉa hè, dịch chuyển dải phân cách giữa. Dự án khi hoàn thiện kỳ vọng tháo gỡ điểm nóng về ùn tắc giao thông, giúp người dân di chuyển thuận lợi hơn.

Sài Gòn sống và yêu: Chuyện về ngã tư Bảy Hiền ngày cũ

Sài Gòn sống và yêu: Chuyện về ngã tư Bảy Hiền ngày cũ

Ngã Tư Bảy Hiền là khu vực giao thông quan trọng của phía Tây Bắc, Sài Gòn - TPHCM. Đây là một trong những nút lưu thông liên kết với nhiều quận tại thành phố. Hiện nay, Ngã Tư Bảy Hiền là nút giao thông quan trọng và thường đông kín người vào những giờ tan tầm.

// //