Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tham quan cuối năm học: Học sinh háo hức, phụ huynh phân vân

Minh Hiếu - 28/04/2022 | 6:20 (GTM + 7)

Sau một thời gian quay trở lại học tập trực tiếp, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đang lên kế hoạch tham quan, dã ngoại cho học sinh dịp cuối năm học. Tuy nhiên, thời gian và cách thức tổ chức các chuyến đi khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Anh H, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội khá bất ngờ khi nghe con kể về kế hoạch tham quan tại Mai Châu mà Trường THPT Khương Đình dự định tổ chức. Chi phí khoảng 850.000 đồng không phải là điều anh phân vân, mà là cách thực hiện chuyến đi:

"Đi du lịch 2 ngày 1 đêm, con mình là con trai thì không sao, nhưng con gái thì nguy hiểm. Mà cái nữa là cô giáo nói rằng: bạn nào không đi thì không có điểm hoạt động ngoại khóa, gần như bắt buộc các cháu phải đi, nghe rất là khó chịu", anh H. cho biết.

Còn chị Trần Quỳnh Hoa ở quận Long Biên, có con học tiểu học, cũng vừa ký đồng thuận trong phiếu khảo sát của nhà trường về việc đi tham quan tại Sóc Sơn. Con và các bạn cùng lớp đã háo hức đi chơi cả tuần nay:

"Cháu cảm thấy rất vui và hào hứng. Cháu muốn mỗi kỳ được đi một lần, và mỗi lần đi sẽ được đi một nơi khác nhau ạ".

"Chơi bên đấy cháu thích nhất là leo núi. Ở lớp cháu nhiều bạn không được bố mẹ cho đi và các bạn cảm thấy rất buồn".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dù ủng hộ hoạt động vui chơi, giúp các con giải tỏa tâm lý và góp phần hồi phục du lịch, nhưng chị Hoa vẫn còn không ít băn khoăn: "Thứ nhất là nên tổ chức sau các đợt thi. Thứ hai nữa, đa phần các cháu còn lại chưa được tiêm. Hiện thì tôi thấy khá nhiều gia đình còn đang phân vân, có thể về kinh tế, có thể về phòng chống dịch, mà nhà trường vẫn khuyến khích đi".

Trở lại với phản ánh tại Trường THPT Khương Đình, trao đổi với phóng viên VOV Giao thông, đại diện nhà trường cho biết, việc tổ chức dã ngoại mới chỉ là kế hoạch, chờ sự góp ý từ phụ huynh, sau đó xin ý kiến Sở GD-ĐT. Nhà trường không ép buộc, học sinh nào không tham gia vẫn được đánh giá điểm hoạt động ngoại khóa qua các hoạt động tại trường.

Chuyên gia giáo dục, TS. Nguyễn Thụy Anh cho rằng, hoạt động tham quan rất bổ ích với học sinh sau một thời gian bị hạn chế vui chơi, giao lưu vì dịch bệnh, cho các em cơ hội trải nghiệm thực tế và tạo động lực học tập, gắn kết thầy trò. Tuy nhiên, kế hoạch tổ chức phụ thuộc vào nhà trường:

"Hoạt động đi trong ngày thì tôi nghĩ là dễ dàng thực hiện hơn, còn đi qua đêm thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh. Nội dung, kịch bản mà nhà trường đưa ra phải thiết kế rất kỹ lưỡng, để làm sao những trò chơi, bài tập giao cho các em có hiệu quả. Chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu hậu cần, không gian thực địa cũng cần được nghiên cứu trước để đảm bảo sự an toàn".

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa, giảng viên cao cấp Đại học Giáo dục, Tổng chủ biên chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Chương trình GDPT 2018 cho rằng, đây là những nội dung học tập bắt buộc và rất cần thiết để hình thành cho học sinh nhiều phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên, cần được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện của từng địa phương:

"Các hoạt động đánh giá trải nghiệm - hướng nghiệp chủ yếu được tổ chức ở quy mô nhà trường, lớp học. Còn những hoạt động dã ngoại, tham quan là hoạt động khuyến khích, trong kế hoạch của nhà trường, có thể một lần hay đôi ba lần một năm học, không mang tính bắt buộc mà là đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh".

Bên cạnh đó, dưới góc độ giao thông, một số ý kiến cho rằng, khi tổ chức đi ngoại khóa quy mô lớn, các trường cần phối hợp với lực lượng điều tiết giao thông để tránh ùn tắc như đã từng nhiều lần xảy ra.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //