Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tái cấu trúc doanh nghiệp: Hăng hái bước đầu nhưng khó thoát khỏi sức ì cũ

Phóng viên - 10/12/2021 | 10:26 (GTM + 7)

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi tư duy chiến lược, tái cấu trúc trong thời kỳ bình thường mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn lúng túng trong công tác này, thậm chí chưa thể xác định

Vậy tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới, nên bắt đầu từ đâu?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động và phát triển không ngừng, việc các doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát, củng cố các nguồn lực để thích ứng được xem như một nhiệm vụ không tách dời quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là khi doanh nghiệp có những dấu hiệu như thiếu việc làm, hệ thống quản lý và dây chuyền công nghệ lạc hậu, lợi nhuận giảm...

Đặc biệt kể từ khi COVID-19 xuất hiện thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.

Theo PGS, TSKH. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, không chỉ có những doanh nghiệp gặp khó khăn cần phải tái cấu trúc khi sang thời kỳ bình thường mới, mà cả các doanh nghiệp đã trụ vững qua kỳ đại dịch cũng cần tính tới phương án này.

Bởi tại thời điểm chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, tài sản do tầng công nghệ cũ làm ra rất lớn nhưng nó lại không hữu ích cho tầng công nghệ mới nếu như đầu tư không đúng vào từng tầng công nghệ mới. PGS Nguyễn Văn Minh cho biết:

“Nói một cách đơn giản, ví dụ như Toyota sản xuất ô tô tại thời điểm hiện tại và trở nên giàu có, tài sản làm ra nhờ làm động cơ đốt trong. Nhưng nếu như đầu tư không đúng vào xe chạy bằng hydro hoặc là xe chạy bằng điện hoặc bằng một động cơ của tầng công nghệ mới thì toàn bộ cái tài sản lớn mà anh làm ra đó, anh sẽ không còn lợi thế ở trong tầng công nghệ mới.

Từ đấy nói lên cơ hội vàng ở chỗ là tại những thời điểm mà dịch chuyển các tầng công nghệ thì nó sẽ xảy ra hiện tượng sao đổi ngôi. Có nghĩa là ông lớn ở tầng công nghệ cũ không có nghĩa là sẽ tiếp tục được trong tầng công nghệ mới và ngược lại thì các ông nhỏ trong tầng công nghệ cũ nhưng đầu tư đúng hướng thì vẫn có thể trở thành những ông lớn ở trong tương lai”.

Vậy tái cấu trúc doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu? Theo ông Nguyễn Ngọc Tùng - Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ tư vấn BC, quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc rà soát lại chiến lược. Tất cả các vấn đề đi sau đó đều nhằm mục đích hỗ trợ cho chiến lược đã đề ra.

Khi chiến lược thay đổi, doanh nghiệp cần xem lại cơ cấu tổ chức, các hoạt động, phòng ban xem đã phù hợp với chiến lước đó hay chưa; nếu chưa thì cần thay đổi những gì, như thế nào. Sau đó, quá trình tái cấu trúc sẽ tập trung vào 4 mảng chính, ông Nguyễn Ngọc Tùng cho biết:

“Thứ nhất là mảng tái cấu trúc về tổ chức nguồn lực. Đấy là yếu tố đó tương đối quan trọng để chúng ta có thể đáp ứng được các yêu cầu của chiến lược mới của chúng ta trong thời kỳ mới.

Thứ hai là tái cấu trúc lại sản phẩm dịch vụ. Tiếp theo là phần tái cấu trúc về hệ thống quản trị. Cái hệ thống quản trị và tái cấu trúc về tổ chức nguồn lực thường liên quan đến nhau. Nó đều là những bước cần thiết chúng ta cần phải làm để chúng ta có thể tiến hành được quá trình tái cấu trúc đó.

Cuối cùng, chúng ta tái cấu trúc về tài chính. Chúng ta có thể thông qua đó cơ cấu lại vốn phù hợp với cái cấu trúc về sản phẩm, dịch vụ mới, cấu trúc về mô hình kinh doanh mới".

Bên cạnh đó, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới hiện nay phải gắn liền với công tác chuyển đổi số. Theo ông Phạm Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, mọi thứ đang thay đổi với tốc độ rất nhanh và nếu doanh nghiệp không thích ứng kịp, vẫn còn hờ hững với sự thay đổi, chậm ứng dụng công nghệ thì doanh nghiệp sẽ không thể thể thích nghi được.

Đại dịch COVID chính là hồi chuông cảnh báo để các doanh nghiệp thức tỉnh và luôn có tâm thế sẵn sàng cho những biến động bất ngờ có thể xảy ra. Do đó, tốc độ chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng cần phải tăng tốc theo. Ông Phạm Anh Tuấn cho biết:

“Chúng ta hình dung chuyển đổi số như là một cái máy bay cất cánh. Tức là để cất cánh được thì máy bay sẽ phải đi trên một đoạn đường băng để để lấy đà, để cất cánh. Nếu trên đường băng này mà doanh nghiệp càng chậm chạp, mất nhiều thời gian ở từng giai đoạn đầu thì chắc chắn là đường băng nó sẽ càng dài và thời gian để mà máy bay cất cánh được sẽ càng lâu”.

Tuy nhiên, không phải dự án tái cấu trúc nào cũng thành công. Theo ông Nguyễn Ngọc Tùng - Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ tư vấn BC, yếu tố quan trọng nhất, quyết định tính thành bại của một dự án tái cấu trúc đó là ban lãnh đạo doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi bắt đầu tái cấu trúc, giai đoạn đầu có thể trơn tru, nhưng khi gặp vướng mắc thì lại “ngại”, thiếu quyết tâm.

Do đó, nếu tư duy lãnh đạo không thể vượt qua thói quen và cách thức làm việc trong quá khứ thì quá trình tái cấu trúc chắc chắn sẽ thất bại.

“Rất nhiều các doanh nghiệp, ban đầu thì rất hăng hái làm; thế nhưng khi bắt đầu triển khai không vượt qua những sức ì và những thói quen làm việc trước đây. Đấy là cái rào cản lớn nhất và tôi nghĩ là nguyên nhân thất bại lớn nhất của chúng ta, là chúng ta không vượt qua được chính chúng ta trong chuyện là từ bỏ những thói quen ban đầu”, ông Tùng nhận xét.

Đồng tình với quan điểm này, PGS, TSKH. Nguyễn Văn Minh - Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương cho rằng, lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần tư duy, mà phải đồng hành và phải có quyết tâm theo đuổi mục tiêu.

Bởi vì khi tiến hành tái cấu trúc từ chiến lược đến hành động thì nó đều đụng đến cái mới, những thứ mà doanh nghiệp có thể biết rất ít hoặc thậm chí chưa từng biết đến trước đây. Nếu như mà lãnh đạo không quyết tâm, không nhận thức được, không đồng hành được, không dẫn dắt được đội ngũ thì không thể làm được việc này. PGS. TSKH Nguyễn Văn Minh chia sẻ:

“Muốn tái cấu trúc thành công thì phải hiểu thấu đáo bản chất và sự cần thiết của quá trình tái cấu trúc. Nhưng mà sau đấy phải tìm được giải pháp phù hợp, chứ còn mình máy móc mình làm thì cũng khó. Bởi vì mỗi doanh nghiệp là một cơ thể sống cá biệt, sống trong một môi trường tương đối cá biệt cho nên phải tìm được giải pháp phù hợp”.

Liên quan đến chuyển đổi số và tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới, theo TS Nguyễn Tuấn Hoa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đang tồn tại nhiều một số bất cập.

Thứ nhất là hiểu sai về chuyển đổi số. Đa số doanh nghiệp hiểu chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa, thế là thành doanh nghiệp số. Thứ hai, đó là trước thời đại thông tin với vô vàn phương hướng, lựa chọn, nhiều doanh nghiệp đang lúng túng chưa thể tìm ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp cho mình.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Tuấn Hoa chỉ ra rằng, tại Việt Nam hiện nay tồn tại 2 cuộc cách mạng công nghiệp. Đầu tiên là cách mạng 3.0 hay còn gọi là cách mạng kỹ thuật số, diễn ra từ năm 1967 và kết thúc vào năm 2020. Thứ hai là cách mạng 4.0, mở ra thời đại “thông minh hóa”, bắt đầu từ khoảng năm 2010 và sẽ còn tiếp diễn có thể trong vài chục năm tới.

Nhưng hiện mới chỉ có một số doanh nghiệp Việt Nam đã đạt đến bước đầu của cuộc cách mạng lần thứ tư trong lĩnh vực hàng không, ngân hàng, dịch vụ và vận tải, còn lại các ngành như nông nghiệp, cơ khí vẫn đang trong quá trình cách mạng công nghiệp 3.0. Chưa kể các doanh nghiệp đạt đến cách mạng 4.0 mới chỉ ở mức số hóa quy trình nội bộ, bước đầu của cách mạng 4.0,

Còn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực đã đạt đến đỉnh cao của quy trình chuyển đổi số, đó là không ngừng thay đổi mô hình kinh doanh. Ví dụ có thể kể đến như mạng xã hội Facebook mới đây đã đổi tên công ty thành Meta và công bố hướng tới vũ trụ số với tên gọi Metaverse.

Các công ty công nghệ khác như Google cũng tự làm mới mình bằng cách nhảy vào lĩnh vực như tài chính ngân hàng và lĩnh vực xe tự hành. Apple cũng sẽ không chỉ sản xuất điện thoại mà sau này có thể doanh thu của họ là chính từ sản xuất các nội dung các nền tảng về giải trí.

Theo nhận định của TS Nguyễn Tuấn Hoa, Việt Nam đang đi chậm hơn thế giới khoảng 20 năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam không thể đuổi kịp.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam chỉ chăm chăm sao chép quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nước ngoài thì hiển nhiên là chúng ta sẽ luôn đi sau họ. Nhưng nếu doanh nghiệp Việt có thể có cho mình một lối đi riêng, một chiến lược riêng thì sẽ đuổi kịp thế giới một cách nhanh chóng.

Vậy thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Các chuyên gia trên thế giới đều công nhận một điều là ngày nay, công nghệ dẫn dắt chiến lược. Ngày trước, chúng ta làm chiến lược xong rồi mới đến chọn công nghệ để thực hiện. Còn bây giờ thì ngược lại, bây giờ chúng ta phải dựa vào những công nghệ tiên tiến để lập chiến lược.

Bởi vậy, người làm chiến lược phải lưu ý là công nghệ nào sẽ dẫn dắt cuộc chơi, phải dựa vào công nghệ đó, phân tích để lập ra chiến lược phát triển.

Nhưng việc đầu tiên với doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp truyền thống, đó là phải thẳng thắn, tự nhìn nhận bản thân và tự trả lời cho mình câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?”. Bởi đôi khi chính những lợi thế mang tính di sản của doanh nghiệp lại chính là rào cản trong quá trình chuyển đổi số.

Trong bối cảnh thời đại số, khi ngày một nhiều những doanh nghiệp trẻ, những “kẻ phá bĩnh, thách thức số” liên tục xuất hiện với tư duy “dám nghĩ, dám làm” đi kèm với những công nghệ tân tiến, nếu không mạnh dạn thay đổi, thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc chơi.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //