Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sớm hình thành trục ngang, kết nối các trục dọc cao tốc vùng ĐBSCL

PV - 25/06/2022 | 8:17 (GTM + 7)

Sau khi hoàn thành, đoạn cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh sẽ hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc vùng ĐBSCL, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ cửa khẩu Dinh Bà về cảng Định An.

Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh-An Hữu (Ảnh: Bộ GTVT)

Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh-An Hữu (Ảnh: Bộ GTVT)

Mới đây, Bộ GTVT lại tiếp tục trình Công văn về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn I. 

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có Tờ trình đề nghị phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 trên cơ sở tiếp thu đầy đủ Báo cáo kết quả thẩm định Dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Như đề xuất mới nhất, Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp); và điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè (Tiền Giang), có tổng chiều dài 27,43 km.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt, đoạn cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh có quy mô 4 làn xe.

Nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục, bảo đảm tốc độ khai thác 80km/h, toàn bộ các yếu tố hình học, kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với tốc độ thiết kế 100km/h; giải phóng mặt bằng ngay theo quy mô quy hoạch được duyệt.

Với quy mô trên, tổng mức đầu tư sơ bộ của Dự án rơi vào khoảng 5.886 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị là 4.016 tỷ đồng. 

Thông tin thêm, Bộ GTVT cho biết, suất vốn đầu tư của dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khoảng 158 tỷ đồng/km, so sánh với các dự án lân cận thì suất vốn đầu tư của dự án tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thấp hơn suất đầu tư của dự án tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (khoảng 172,8 tỷ đồng/km), cao hơn dự án tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (khoảng 138,5 tỷ đồng/km) do tỉ lệ chiều dài cầu/km lớn hơn (dự án Cao Lãnh - An Hữu khoảng 150 md/km, Mỹ An - Cao Lãnh khoảng 119 md/km), số lượng nút giao nhiều hơn (dự án Cao Lãnh - An Hữu có 4 nút giao: 3 nút giao liên thông, 1 nút giao trực thông; Mỹ An - Cao Lãnh có 2 nút giao liên thông).

Chuẩn bị năm 2022, khởi công năm 2023, hoàn thành năm 2026

Liên quan đến thời gian thực hiện, qua thực tế triển khai, các dự án đường bộ cao tốc có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để khởi công dự án thường cần khoảng 3 năm (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đền bù giải phóng mặt bằng..), thời gian thi công hoàn thành công trình tối thiểu từ 2 - 3 năm.

Do vậy, nếu thực hiện theo trình tự, thủ tục hiện nay, phần lớn các dự án đường bộ cao tốc khó có thể hoàn thành trong một kỳ trung hạn.

Chưa kể, với đặc thù của vùng ĐBSCL, tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu chủ yếu đi qua khu vực nền đất yếu, cần thời gian xử lý đất yếu chiếm tới 12 - 15 tháng. Ngoài ra, do đây cũng là tuyến đi mới hoàn toàn, xa hệ thống đường hiện hữu nên điều kiện để tiếp cận mặt bằng, tập kết máy móc thiết bị, vật liệu để triển khai thi công khó khăn hơn.

Cùng với đó, đặc điểm thời tiết và khí hậu vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng lớn do mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm, mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực tế thi công ngoài hiện trường.

Với các điều kiện đặc thù trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn xây dựng, dự kiến tiến độ dự án như sau: Chuẩn bị dự án năm 2022; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2026.

cao-toc-dong-bang-song-1559746012-8537

Hình thành mạng lưới đường cao tốc vùng ĐBSCL

Sau khi hoàn thành, đoạn cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh sẽ hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc vùng ĐBSCL, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) về cảng Định An (Trà Vinh).

Từ đó, Bộ GTVT kiến nghị sớm triển khai đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành xây dựng phương án để thu hồi vốn Nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng.

Bên cạnh đó, Dự án cũng nằm trong danh mục của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Chính phủ báo cáo và được Quốc hội thông qua. Vì vậy, Bộ GTVT đề xuất Dự án được áp dụng cơ chế đặc thù và thực hiện theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các dự án thuộc Chương trình.

Với các dự án thành phần được Thủ tướng phân cấp cho địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư, Bộ GTVT là bộ quản lý chuyên ngành, sẽ giao cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở; đóng vai trò là cơ quan rà soát, điều phối bảo đảm thống nhất về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; đồng thời là cơ quan chủ trì tổng hợp trình điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Ý kiến của bạn
Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...

// //