Phòng chống dịch virus corona: Hà Nội phải hoàn thành khử trùng trường học trong 2 ngày cuối tuần
Phóng viên - 31/01/2020 | 18:25 (GTM + 7)
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong cuối tuần này, 100% các cơ sở giáo dục phải đảm bảo hoàn thành vệ sinh, khử trùng để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.
Sáng nay (31/1), Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức họp trực tuyến với 30 quận huyện nhằm phổ biến tới trên 5.500 cán bộ, hiệu trưởng về những thông tin trực tiếp, nhanh nhất về công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp từ chủng mới của virus corona.
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, Sở đã ban hành Công văn số 300 ngày 30/1/2020 gửi các Phòng GDĐT các quận huyện thị xã về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV.
Hoàn thành phun thuốc khử trùng trong 2 ngày cuối tuần
Chủ trì hội nghị, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị y tế địa phương để thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc phun thuốc khử trùng trong các ngày 1/2/2020 và 2/2/2020.
“Các trường học phải chủ động nắm bắt lịch, phân công cử người phối hợp với cơ quan chuyện môn trong việc bố trí thời gian phun thuốc khử trùng. Đặc biệt, Hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn Tp. phải có mặt trực tiếp để cùng tham gia giám sát việc thực hiện.”, ông Dũng cho biết .
Báo cáo hội về công tác phòng dịch, đại diện phòng GDĐT các huyện Gia Lâm, Đan Phượng, Quốc Oai, Sóc Sơn, quận Ba Đình, Thanh Xuân cho biết sẽ đồng loạt tổ chức tổng vệ sinh phòng dịch, phun thuốc khử trùng các trường học trong hai ngày 1 và 2/2, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
Ông Phạm Gia Hữu - Trưởng Phòng GDĐT quận Thanh Xuân thông tin, qua kiểm tra sơ bộ trong sáng 31/1, nhiều trường Tiểu học và Trung học Cơ sở đã thực hiện việc cho giáo viên, nhân viên và học sinh đeo khẩu trang trong lớp học: “Về phun phòng dịch thì dự kiến, sáng 1/2 quận Thanh Xuân sẽ phun phòng dịch miễn phí tại các trường mầm non và tiểu học, sang ngày Chủ nhật 2/2 sẽ triển khai tại các trường THCS. Đặc biệt, quận Thanh Xuân đã rà soát thống kê số lượng giáo viên và học sinh công lập, tư thục để trang bị khẩu trang miễn phí cho các nhà trường.”
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cho học sinh
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường tiếp tục đảm bảo vệ sinh an toàn nguồn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng các bữa ăn bán trú của học sinh. Song song với đó là kiểm soát chặt chẽ cán bộ, giáo viên vừa đi tham quan từ vùng có dịch về, tuyệt đối không được giấu dịch, phải cung cấp kịp thời thông tin người có dấu hiệu nghi ngờ cho cơ quan chức năng để có sự phối hợp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến cáo thời gian tới không tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đi tham quan... để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh: “Chúng tôi khuyến cáo các nhà trường không nên tổ chức cho các em đến các điểm du lịch hay khu vui chơi giải trí công cộng. Còn việc sinh hoạt trong lớp, trong trường thì vẫn có thể diễn ra bình thường, song hạn chế để tránh tình trạng lây nhiễm dịch bệnh”.
Chiều 31/1, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc bộ về việc hướng dẫn phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong trường học. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc các Sở GD&ĐT, đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên tạm thời nghỉ học và có kế hoạch học bù để đảm bảo chương trình giáo dục./.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.