Năm 2025 sẽ chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 và 3
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Nhưng vào một năm liên tiếp thiên tai, dịch bệnh hoành hành, thưởng Tết thực sự là “nỗi niềm” đầy trăn trở của các ông chủ, bà chủ doanh nghiệp, người đứng đầu cơ quan đơn vị từ nhỏ đến lớn. Không thưởng thì không đành lòng nhìn người lao động lẳng lặng ra về những ngày cuối năm. Mà thưởng thì nguồn ở đâu, khi công ty phải vật vã lắm mới tồn tại được?
Về phía người lao động, đương nhiên ai cũng mong chờ khoản tiền thưởng Tết. Đối với một số lĩnh vực, đó thậm chí còn là khoản thu nhập chính, thay vì trông vào mấy đồng lương còm cõi hàng tháng. Cho nên, dù biết là doanh nghiệp khó khăn, nhưng họ vẫn mong manh hi vọng, hồi hộp ngóng chờ, xem Sếp mình có thu xếp được không, có huy động được nguồn nào đó để hỗ trợ anh em không?
Thưởng Tết vốn không phải là một khoản chi bắt buộc, mà là sự thống nhất tự nguyện giữa ban lãnh đạo với đại diện người lao động. Nhưng với cái tâm, trách nhiệm của các ông chủ bà chủ, rồi với những sức ép vô hình từ truyền thông, mà biến thành cái “lệ”, khiến người thì mặc định háo hức, người thì đến hẹn lại lo.
Nhưng thay vì gây áp lực cho nhau, qua những giai đoạn khó khăn với nhiều biến cố như vừa qua, có lẽ cả hai bên (các ông bà chủ và người lao động) nên bước qua ngại ngần và định kiến để thẳng thật với nhau. Thực tế “nồi cơm” của đơn vị doanh nghiệp đang thế nào, liệu có thưởng Tết được không? Mức thưởng dự kiến bao nhiêu, và với mức đó nên thưởng không, hay chuyển sang hình thức khác cho đỡ ngọ ngằn?
Sự minh bạch và chân thành là chìa khóa để thấu hiểu và chia sẻ với nhau. Bởi xét cho cùng, người lao động gắn bó với nơi làm việc bởi rất nhiều yếu tố, như môi trường, văn hóa công sở, như cách quản trị điều hành, cách khích lệ và tri ân với mỗi đóng góp của họ, chứ không chỉ vì khoản tiền thưởng Tết.
----
Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Sử dụng đồ ăn, đồ uống miễn phí, có không gian riêng để thư giãn, tránh xa đám đông ồn ào là những đặc quyền mà ‘khách VIP’ của các hãng hàng không được hưởng khi chờ làm thủ tục tại sân bay. Tuy nhiên, đi cùng với dịch vụ xa xỉ này, chi phí phải bỏ ra cũng không hề rẻ.
Do thay đổi dòng chảy, sóng vỗ mạnh vào mùa gió chướng làm chết rừng phi lao đã gây xói lở nghiêm trọng nhiều khu vực tại bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Trong khi đó, đời sống của các hộ dân ven biển tại đây còn gặp nhiều khó khăn, sinh kế liên tục bị ảnh hưởng vì xói lở.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Với những ai là “mọt” phim Hàn cũng như đã tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc, cụm từ “quền chá nà” có lẽ đã quá quen thuộc. Thế nhưng, hiện nay, cụm từ này bỗng “gây bão” khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của Gen Z. Vậy cụm từ này là gì? Và được sử dụng như thế nào?