Những dự án hoạt động về môi trường hướng tới các đối tượng yếu thế: Còn thiếu quy mô và bài bản
Vũ Loan - 03/05/2022 | 14:57 (GTM + 7)
Việc đa số phụ nữ và người khuyết tật được khảo sát không biết về Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cùng những vấn đề về môi trường vẫn đang tồn tại ngay tại khu dân cư nơi mình sinh sống là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả của các hoạt động vì môi trường chưa thực sự bền vững.
Năm 2022, Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (Quỹ Jiff) đã tài trợ cho việc triển khai hoạt động của các sáng kiến “Tăng cường tiếp cận pháp luật và tư pháp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các nhóm đối tượng yếu thế tại Việt Nam”.
Tại Hà Nội, sáng kiến “nâng cao nhận thức pháp luật và thúc đẩy tư vấn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật về luật bảo vệ môi trường” của Hội Khuyết tật quận Hoàng Mai là một trong 12 sáng kiến chất lượng, được lựa chọn để tài trợ.
Luật sư Ngọc Lan – đại diện Hội Luật gia, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình nhấn mạnh: 'Rất nhiều nhóm người từng làm về vấn đề môi trường rồi nhưng đây là lần đầu tiên mà câu chuyện môi trường gắn với người khuyết tật, phụ nữ khuyết tật và phụ nữ không khuyết tật.
Điểm sáng thứ 2 là mô hình cấp quận nhưng có nhiều hoạt động vượt ra ngoài cấp quận, với sự hỗ trợ và kết hợp của nhiều đơn vị khác, sự ủng hộ từ chính quyền nên tạo đà lớn cho dự án phát triển'.
Điểm mới của Sáng kiến là phụ nữ và phụ nữ khuyết tật trực tiếp tham gia phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường mà họ đang phải đối mặt. Là một trong những đối tượng chính được thụ hưởng dự án, Bà Nguyễn Lệ Hằng , Chủ tịch Hội LHPN Quận Hoàng Mai cho biết: 'Thực ra dự án này quả thực rất có ý nghĩa với chúng tôi. Từ trước chị em chúng tôi làm các hoạt động về phong trào là chính.
Nay có dự án được tham gia với nhiều đơn vị nó sẽ nâng cao được vị thế, vai trò của chúng tôi được phát huy hơn khi có nền tảng pháp luật để hỗ trợ chúng tôi trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
Dự án hoạt động rất bài bản, có những lộ trình cụ thể để phụ nữ trên địa bàn tham gia cùng, theo tiến độ thì tôi nghĩ là nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều'.
Ông Trần Xuân Hiếu – Đại diện Ban Dự án Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai chia sẻ thêm: Hội Người khuyết tật cũng xác định được trách nhiệm của mình trong vấn đề môi trường. Với dự án lần này thì chúng tôi thấy rất có ý nghĩa và thiết thực. Quy mô lớn hơn lần trước chúng tôi làm, được sự hỗ trợ tài chính của liên minh châu âu, sự hỗ trợ của Sở tư pháp và UBND TP. Hà Nội cho phép thực hiện trên địa bàn quận Hoàng Mai
Sáng kiến “nâng cao nhận thức pháp luật và thúc đẩy tư vấn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật về luật bảo vệ môi trường tại quận Hoàng Mai” được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao và tiếp tục được nhân rộng sang nhiều quận huyện khác, để câu chuyện bảo vệ môi trường không chỉ là câu chuyện của riêng ai!
Hàng trăm người dân TP.HCM đã có cơ hội trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trước ngày tuyến này đi vào vận hành chính thức. Phóng viên VOV Giao thông đã có mặt tại ga Bến Thành để cùng trải nghiệm và lắng nghe những chia sẻ đầy hứng khởi của người dân thành phố.
Sau khi VOVGT phát sóng và đăng tải bài viết về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, đã thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của dư luận, trong đó có nhiều chuyên gia, giáo viên.
Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 12, lực lượng CSGT đã ghi nhận tình trạng nhiều xe tải trọng lớn chết máy trên cầu Phú Mỹ, gây ùn tắc giao thông; xe chạy quá tốc độ, chạy sai làn đường, dẫn đến tai nạn.
Hà Nội giờ cao điểm tắc đường đến mức, từ vỉa hè, đôi khi bộ hành ái ngại thay cho những người ngồi trên xe đang nổ máy dưới lòng đường, vì bị bỏ lại xa lắc phía sau, như ở… Xa La.
Một trong những câu chuyện nóng ở Hà Nội dịp này chính là việc thành phố mở rộng thí điểm cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố. Có quá nhiều khía cạnh được mổ xẻ từ câu chuyện này, từ giá thuê, đến các nguyên tắc xử dụng, rồi lợi ích của các bên liên quan...
Tỷ lệ thu gom nước thải của phạm vi phục vụ hệ thống thoát nước đô thị toàn quốc đạt khoảng 64%, bình quân lượng nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ đạt 16% trên tổng lượng nước thải cần được thu gom xử lý, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường.