Cấm taxi
Có bao giờ chúng ta tự hỏi: xe taxi có phải là phương tiện giao thông công cộng hay không? Nếu bạn nghĩ taxi là phương tiện công cộng, bạn sẽ ngạc nhiên vì các tấm biển cấm taxi trên đường phố.
Vấn đề giao thông công cộng phục vụ người khuyết tật là nội dung được bàn thảo nhiều nhất tại hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo sở, ngành với người khuyết tật năm 2019, do Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức. Nhiều ý kiến đề nghị phải có biện pháp cụ thể hơn nữa để giúp việc đi lại của người khuyết tật được thuận tiện hơn.
Hiện TP.HCM có hơn 62 ngàn người khuyết tật, trong đó chỉ có gần 5.000 người được nuôi dưỡng, chăm sóc tại 8 cơ sở bảo trợ công lập và 16 cơ sở bảo trợ ngoài công lập.
Theo ông Bùi Minh Hoàng, hội viên Hội người mù quận 7, người khuyết tật đa số có gia cảnh khó khăn nên nhu cầu sử dụng các phương tiện công cộng khi di chuyển là rất lớn, trong đó có xe buýt.
Dù TP.HCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong việc sử dụng phương tiện công cộng như làm thẻ ưu tiên đi xe buýt; hỗ trợ lên, xuống cho người khuyết tật, thế nhưng việc thực hiện chưa tốt. Vẫn còn một số tài xế, nhân viên xe buýt có thái độ phân biệt đối với người khuyết tật, khiến họ cảm thấy mặc cảm nên đành chọn xe ôm khi đi lại. Ông Bùi Minh Hoàng nói:
"Chúng tôi là những người mù, khi lên xe buýt mà hỏi anh tài xế hỏi một lần thì được, nếu hỏi lần 2 thì tài xế nói ông cứ ngồi đó đi, nhưng rồi lại bỏ qua khỏi trạm. Đó là vấn đề đạo đức của một bộ phận tài xế, làm cho người khuyết tật rất ngại đi xe buýt."
Chị Nguyễn Thị Lan, một người khuyết tật vận động ở quận 7, TPHCM cũng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng phương tiện công cộng:
"Bậc thềm để bước lên xe buýt thì rất là cao, nhưng xe buýt thì lại đậu ở xa. Khi mình đi và chờ xe thì đoạn đường lên xe thì dài và mình khuyết tật nên di chuyển rất khó khăn, nên không đón được xe."
Ông Phạm Vương Bảo, Trưởng phòng quản lý dịch vụ giao thông công cộng thuộc Trung tâm quản lý dịch vụ giao thông công cộng TPHCM cho biết, thái độ phân biệt của tài xế xe buýt đối với người khuyết tật trước đây cũng được phản ánh rất nhiều, sau một thời gian chấn chỉnh quyết liệt thì có giảm đi. Trung tâm sẽ tiếp tục làm việc với lãnh đạo các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Ông Phạm Vương Bảo nói:
"Chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại các lực lượng của mình, bằng biện pháp phát hành văn bản và làm việc với các lãnh đạo của đơn vị, giải quyết bức xúc của các anh chị là người khuyết tật"./.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi: xe taxi có phải là phương tiện giao thông công cộng hay không? Nếu bạn nghĩ taxi là phương tiện công cộng, bạn sẽ ngạc nhiên vì các tấm biển cấm taxi trên đường phố.
Việc giới hạn tốc độ để hạn chế tai nạn là cần thiết, nhưng tiếp cận cách giới hạn như thế nào để không tạo nên sự căng thẳng quá mức cần thiết cho người điều khiển phương tiện là điều cần nghĩ đến.
Thông tin trên vừa được Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel) phản ảnh tới Bộ Giao thông vận tải. Sự việc này đã gây thiệt hại và lỗi khi xe qua trạm thu phí.
Trước tình trạng hàng loạt phương tiện bị dán đè thẻ thu phí không dừng, khiến phương tiện bị lỗi khi qua trạm, luật sư Phạm Thành Tài, giám đốc Văn phòng Luật sư Phạm Danh cho rằng cần sớm có chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm.
Sáng nay tại Phiên chất vấn phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời nhiều vấn đề nóng được nhiều người dân quan tâm.
Các ứng dụng (app) đặt xe taxi trên điện thoại di động đang ngày càng phổ biến trong bối cảnh taxi công nghệ cạnh tranh gay gắt với taxi truyền thống. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng của các hãng taxi truyền thống đã xuất hiện lỗi, bất cập, báo giá một đằng nhưng hành khách phải trả tiền một nẻo, khiến khách hàng bức xúc.
Trên cơ sở điều hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt giảm giá bán xăng dầu từ 15h ngày 11/8.