Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hãy cùng VOV Giao thông trò chuyện với người tham gia giao thông về cảm giác xếp hàng bị “chen ngang” và những mong muốn của họ:
Xin chào anh! Mời anh giới thiệu một chút về mình.
Tôi là Nguyễn Hữu Hậu, làm việc tại Công ty Luật LS Hà Nội, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Anh thấy thế nào về hành vi lấn làn để vượt qua dòng xe đang xếp hàng?
Tôi nhận thấy hành vi này diễn ra khá thường xuyên, nhất là trong giờ cao điểm. Đến các ngã tư hoặc lên cầu, các xe xếp hàng và một số xe không tuân thủ việc xếp hàng đó, có hành vi lấn làn và tạt đầu xe để tranh đường lên trước.
Đặc biệt là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật dẫn lên cầu Chương Dương. Khi tắc đường, các xe đi làn bên trái, đến sát cầu thì tạt đầu vào, tranh với các xe đang xếp hàng để lên cầu trước.
Một hôm tôi đi cùng hai chuyên gia người Hàn Quốc, khi đến cầu Chương Dương thì một xe buýt cắt mặt vào. Hai chuyên gia có nói là nếu ở Hàn Quốc thì trường hợp này phạt rất nặng, có thể thu hồi, đình chỉ GPLX.
Tôi cũng cố gắng giải thích với họ rằng đây chỉ là số nhỏ thôi, nhưng họ nói rằng, những số nhỏ này không làm triệt để thì dẫn đến việc rất nhiều trường hợp khác nhìn vào và làm theo. Không có xử phạt thì đương nhiên họ không sợ.
Cảm giác của người đang xếp hàng lúc tắc đường mà bị tranh lượt di chuyển hẳn không dễ chịu một chút nào.
Đúng thế, ai cũng vậy thôi, khi tuân thủ làn đường và đi đúng vạch kẻ đường thì những người không chấp hành dẫn đến việc ùn tắc, va chạm và gây ức chế cho người xếp hàng.
Thứ nhất, nếu trên xe chở con trẻ thì sẽ là một gương xấu về hành vi tham gia giao thông.
Thứ hai, những trường hợp đã xảy ra rất nhiều, hai tài xế không kiềm chế được có thể dẫn đến xô xát, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, gây thương tích thì có thể bị khởi tố theo tội cố ý gây thương tích.
Trường hợp không gây thương tích nhưng gây mất an toàn, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng trật tự thì bị truy tố theo tội gây rối trật tự công cộng.
Ngoài ra, có thể không kiềm chế được, đập phá tài sản của nhau, phạm tội hủy hoại tài sản.
Kiểu xếp hàng “khôn lỏi” này vi phạm quy định pháp luật gì, thưa anh?
Đối với vạch kẻ chia hai chiều xe chạy dạng nét liền thì các xe không được lấn làn, không được đè lên vạch ở cả hai phía. Như vậy, hành vi lấn làn đối diện với đường kẻ vạch liền là hành vi vi phạm luật giao thông.
Còn với trường hợp hành vi lấn làn đối diện trước nút giao thông với vạch kẻ đường nét đứt thì không vi phạm quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi lấn sang sử dụng làn đối diện thì cần lưu ý sự lưu thông an toàn của người và phương tiện lưu thông xung quanh, cần chuyển về đúng trước khi xuất hiện vạch kẻ đường nét liền.
Hành vi lấn sang làn đối diện gây cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác được coi là không có văn hóa giao thông.
Vậy anh có mong muốn gì để hạn chế tình trạng này?
Trước đây, cầu Chương Dương khi giờ cao điểm thì cũng có CSGT đứng ra để phân làn và yêu cầu các xe không lấn làn, tạt đầu như thế.
Nhưng chỉ trong thời gian ngắn thôi, không thường xuyên, triệt để, gần như mình chưa thấy trường hợp nào bị xử phạt. Mình thấy khi có CSGT thì có thể họ tuân thủ, nhưng khi không có CSGT thì hiện tượng đó lại tiếp diễn. Thế thì một việc có thể thay thế CSGT là chúng ta đầu tư, lắp một vài camera ở hai đầu cầu và tiến hành xử phạt.
Lỗi xử phạt đó được công bố trong giờ cao điểm của VOV Giao thông thì mình nghĩ là các tài xế sẽ không dám vi phạm nữa, chấp hành tốt quy định về ATGT.
Cảm ơn anh với những chia sẻ cùng VOV Giao thông!
Theo Nghị định 100 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123 năm 2021, người điều khiển xe ô tô không tuân thủ vạch kẻ đường có thể bị xử phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng; chuyển hướng sai quy định mà gây tai nạn giao thông thì chủ phương tiện ô tô vi phạm có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.