Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PV: Chị có thể cho biết tại sao mình lại lựa chọn làm một kỹ thuật viên lái tàu sau hơn 10 năm làm cô giáo. Với quyết định này của chị về phía gia đình ủng hộ hay phản đối như thế nào?
Chị Pham Thị Thu Thảo: Khi thấy công ty tuyển dụng vị trí lái tàu, mình tìm hiểu và ấn tượng ngay từ đầu với hình ảnh của nữ lái tàu ở các quốc gia khác về trang phục, về phong thái và sự nghiêm túc tập trung khi họ làm việc, nên đã tạo cho mình một cái niềm đam mê.
Thế là mình quyết định ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật viên lái tàu. Khi mình thông báo với gia đình là mình sẽ chuyển qua ngành nghề lái tàu điện, thì gia đình cũng ái ngại, bỡ ngỡ và cũng đã đưa ra những lời khuyên đối với bản thân mình.
Nhưng khi được mình giải thích, gia đình thấy được sự quyết tâm của mình, thì gia đình cũng hoàn toàn ủng hộ.
PV: Trong thời gian gần 2 năm tham gia các lớp đào tạo lái tàu trong và ngoài nước, chị gặp những khó khăn gì và phải chịu áp lực như thế nào so với các bạn nam?
Chị Pham Thị Thu Thảo: Trước đây mình học về sư phạm. Khi chuyển sang ngành kỹ thuật này, cũng như nhiều người, quan niệm rằng ngành kỹ thuật cụ thể như nghề lái tàu này thì nam giới sẽ làm tốt hơn, nghề này sẽ phù hợp với nam hơn.
Bản thân mình cũng ý thức được điều đó, nên từ khi bắt đầu, mình luôn đặt ra mục tiêu là phải cố gắng học hỏi từ thầy cô và bạn bè, không ngại khó khăn, không ngại vất vả. Những gì mà các bạn nam trong lớp làm được, mình cũng cố gắng để làm được.
Ví dụ, nếu lần đầu mình làm không được thì mình sẽ cố gắng hơn ở lần thứ hai, lần thứ ba. Mình sẽ không dừng lại cho đến khi làm được. Dù công việc nào, chỉ cần mình đam mê, chịu khó học hỏi và nghiêm túc với nghề, dù là phụ nữ, mình vẫn hoàn thành tốt được.
PV: Trong quá trình học và lái thử, chị thấy công đoạn nào là khó nhất và phải mất nhiều thời gian để tập luyện?
Chị Pham Thị Thu Thảo: Trong công việc của lái tàu điện, việc khó khăn nhất là dừng đỗ đúng vị trí. Khi lái tàu dừng đúng vị trí, thì cửa tàu mới được mở và cửa chắn ke ga (PSD) cũng mới được mở khi đó hành khách mới có thể lên xuống tàu được. Cũng có những trường hợp mình dừng không đúng vị trí, bắt buộc mình phải luyện tập thường xuyên để dừng đúng vị trí.
Ví dụ, khi đang vận hành trên tuyến, nếu dừng tàu chưa đến vị trí hoặc dừng quá vị trí, khi đó mình phải liên lạc với bộ phận điều độ để thông báo và thực hiện theo mệnh lệnh. Ví dụ, nếu nhân viên điều độ cho phép lùi, mình sẽ bật chế độ lùi và vận hành lùi đoàn tàu đúng vị trí để mở cửa cho hành khách lên xuống.
Nếu không được phép lùi, họ sẽ thông báo cho mình "thông ga", tức là tiếp tục đi đến ga tiếp theo. Trong trường hợp đó, nhiệm vụ của lái tàu là xin lỗi và thông báo cho hành khách về sự bất tiện đó, mong hành khách xuống ở ga tiếp theo.
PV: Chị có thể cho biết một ekip lái tàu bao gồm những bộ phận nào và phải phối hợp ra sao thì mới đủ điều kiện để tàu khởi hành?
Chị Pham Thị Thu Thảo: Để một đoàn tàu vận hành phục vụ hành khách an toàn, phải cần phối hợp giữa lái tàu, nhân viên điều độ OCC và các nhân viên nhà ga. Các vị trí này đều chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc vận hành một đoàn tàu an toàn. Điều kiện để đưa một đoàn tàu vận hành trên tuyến là tàu đã được bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa kiểm tra kỹ lưỡng.
Bước cuối cùng là nhiệm vụ của lái tàu. Khi đưa một đoàn tàu đầu tiên lên tuyến, lái tàu phải kiểm tra chuẩn bị tàu. Đầu tiên, lái tàu kiểm tra trực quan ở dưới gầm tàu, ví dụ như các van có nằm đúng vị trí không, có xảy ra bất thường gì ở dưới bộ phận gầm tàu không.
Sau đó, mình sẽ kiểm tra hai đầu cabin, kiểm tra từng công tắc, từng nút bấm để xem trạng thái hoạt động có tốt không, hoạt động có đảm bảo an toàn khi vận hành trên tuyến không. Chỉ cần xảy ra một lỗi nhỏ, tàu cũng không thể vận hành được. Lái tàu là người quyết định cuối cùng.
PV: Theo kế hoạch tháng 7 tới đây, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ chính thức đưa vào vận hành khai thác thương mại, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Chị có thể chia sẻ cảm xúc của mình?
Chị Pham Thị Thu Thảo: Không chỉ riêng bản thân em mà tất cả các bạn lái tàu trong lớp đều mong chờ từng ngày, từng phút để có thể thực hiện ước mơ của mình, đó là mình được ngồi vào cabin điều khiển tàu phục vụ cho người dân đi lại bằng Metro.
PV: Vâng, xin cảm ơn chị đã dành thời gian cho VOV Giao thông cuộc trao đổi này. Chúc chị một ngày 8/3 tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.